Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 33)

1.3.3.1. Mục tiêu đào tạo

Với định hướng đáp ứng sự đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội cùng với các hệ thống giáo dục, công tác giáo dục nghề cho lao động nông thôn hướng đến các mục tiêu, chủ yếu, quan trọng trong vấn đề tào tạo nhân lực cho khu vực kinh tế nông thôn, có các mục tiêu cụ thể như sau:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về kiến thức và kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động tại địa phương và trong nước.

- Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và phát triển ngành nghề mới ở nông thôn. Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả ngồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hiện nay vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn gặp rất nhiều khó khăn, đa số lực lượng lao động hiện nay có kiến thức và chuyên môn còn thấp, khó kiếm được việc làm. Để tháo gỡ được vấn đề này, phát triển công tác đào tạo nghề là một biện pháp hữu hiệu để đào tạo đội ngũ lao động nông thôn, giúp họ có thể tham gia thị trường lao động. Đối với bộ phận lao động nông thôn, thông qua các lớp đào tạo nghề có thể tạo lập nghề ngay trên quê hương mình. Đây không chỉ là vấn đề giải quyết lao động dư thừa tại chỗ mà còn la điều kiện để phát triển ngành nghề mới ở nông thôn.

- Đào tạo nghề cho LĐNT còn hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động. Ngoài việc nâng cao chất lượng tay nghề chuyên môn cho người lao động, đào tạo nghề còn góp phần nâng cao ý thức, tăng tính tổ chức kỷ luật. Vì vậy, phát triển dạy nghề gắn với thị trường lao động hòa nhập thị trường lao động quốc tế góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu lao động khu vực nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa kinh tế phát triển.

- Góp phần tăng sức cạnh tranh cho khu vực kinh tế nông thôn thúc đẩy phát triển kinh tế. Đối với những lao động nông thôn được đào tạo sẽ thay đổi nhận thức tư duy về nhận thức nghề nghiệp từ đó có những bước cải tiến công việc cũng như quy trình sản xuất, kinh doanh hiện đại có kiến thức, kỹ năng làm chủ, tăng khả năng cạnh tranh.

- Góp phần đảm bảo an sinh xã hội, trình độ dân trí. Nếu được đào tạo, LĐNT sẽ góp phần nâng cao nhận thức, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao năng suất, tăng thu nhập làm cho kinh tế ổn định và phát triển hơn.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã đặt ra yêu cầu nhất định về quy mô đào tạo đối với các cơ sở đào tạo nghề.

Cho đến nay, trong hệ thống dạy nghề đã hình thành mạng lưới đa dạng, rộng khắp đất nước với 2.052 cơ sở dạy nghề (trong đó có 55 trường cao đẳng nghề, 242 trường trung cấp nghề, 632 trung tâm dạy nghề và 1.123 cơ sở giáo dục, lớp dạy nghề tại doanh nghiệp tại các làng nghề …có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề).

Theo quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/6/2006 về “Quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” thì đến năm 2010 có 90 trường cao đẳng nghề (trong đó có 40 trường chất lượng cao, 3 trường tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực); 270 trường trung cấp nghề và 750 trung tâm dạy nghề. Mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một trường trung cấp nghề hoặc trường cao đẳng nghề; mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất một trung tâm dạy nghề hoặc cụm huyện có trường trung cấp nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và vùng nông thôn.

1.3.3.3. Nội dung và hình thức đào tạo a) Nội dung đào tạo

Nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

- Theo nghĩa rộng, nội dung đào tạo nghề gồm đào tạo tay nghề và những kiến thức tổng hợp. Vì vậy, đào tạo nghề theo nghĩa rộng bao hàm cả đào tạo văn hóa (làm nền tảng cho đào tạo nghề); đào tạo nghề nghiệp (nội dung chính là đào tạo chuyên môn theo từng nghề nghiệp của người lao động, hoạt động chính của người lao động ở chuyên môn này); đào tạo kiến thức về kinh tế thị trường, pháp luật, tổ chức cuộc sống...

- Theo nghĩa hẹp: Đào tạo nghề theo chuyên môn của người lao động, trong đó đào tạo nghề tập trung đào tạo chuyên môn theo từng nghề nghiệp của người lao động. Các nội dung về nâng cao trình độ văn hóa, đào tạo những kiến thức chung ngoài các kiến thức chuyên sâu về nghề nghiệp không được đề cập theo phạm vi nghĩa hẹp.

Tuy nhiên, dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm mang lại cho người học kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.

Nội dung phải đảm bảo bảo tính cân đối, toàn diện giữa các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần gắn với thực tế đời sống phải đảm bảo tính khoa học cơ bản, hiện đại, tính liên thông phù hợp với trình độ của người học.

b) Hình thức đào tạo

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn với đối tượng đa dạng, có những đặc điểm đặc thù. Vì vậy, đây là hoạt động rất phong phú và phức tạp, có thể phân thành các loại hoạt động khác nhau, tùy theo các tiêu chí phân loại có thể phân thành các hình thức đào tạo nghề như sau:

- Theo đối tượng, đào tạo nghề có thể phân thành: Đào tạo nghề cho lao động quản lý: giám đốc, đốc công, tổ trưởng… và đào tạo nghề cho lao động trực tiếp như: đào tạo nghề cho nông dân, cho thợ thủ công và lao động dịch vụ. Đào tạo nghề cho lao động quản lý thường hiểu theo nghĩa rộng của đào tạo, khi coi quản lý là một nghề của người quản lý; đào tạo nghề thường gắn trực tiếp với hoạt động đào tạo cho người lao động trực tiếp mang tính kỹ thuật như nghề gò, hàn, nghề mộc,…

- Theo phương thức, đào tạo nghề có thể phân thành: Dạy nghề và truyền nghề. Dạy nghề là truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành

để những người lao động nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Dạy nghề gắn với các tổ chức chuyên hoạt động dạy nghề. Truyền nghề là truyền bá kỹ năng thực hành để những người lao động nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp. Dạy nghề và truyền nghề thường áp dụng trong đào tạo nghề cho các lao động trực tiếp với các kỹ năng nghề nghiệp mang tính kỹ thuật.

- Theo mức độ của truyền bá kiến thức nghề có đào tạo nghề mới, đào tạo lại nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Đào tạo nghề mới là đào tạo những người chưa có nghề, nhằm đáp ứng tăng thêm lao động có trình độ tay nghề cao cho xã hội. Đào tạo lại nghề là đào tạo đối với những người đã có nghề, có chuyên môn nhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật cần được đào tạo lại cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề và trình độ kỹ thuật mới. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề có thể coi là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo từng chuyên môn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ hay nâng lên bậc cao hơn.

1.3.3.4. Các điều kiện phục vụ đào tạo * Cơ sở vật chất

Hệ thống cơ sở vật chất là những điều kiện rất cần thiết cho hoạt động dạy nghề. Dạy nghề là dạy và rèn kỹ năng lao động, vì vậy dạy nghề cần có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, nhất là các trang thiết bị phục vụ cho dạy nghề và rèn nghề. Kinh phí cho việc mua sắm các thiết bị thường rất lớn, vì đó là các máy móc, các thiết bị cho người học rèn tay nghề nên số lượng lớn và sử dụng thường xuyên. Vì vậy, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề có vai trò hết sức quan trọng. Thực hiện xây dựng cơ sở vật chất có sự tham gia của các cấp quản lý vĩ mô với các hoạt động quan trọng như: Quy hoạch hệ thống đào tạo nghề trên phương diện cơ sở vật chất, cấp vốn cho các trường, các cơ sở đào tạo nghề và giám sát quá trình sử dụng vốn.

Xây dựng hệ thống cơ sở vất chất cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn thuộc về chính các cơ sở đào tạo trong việc sử dụng nguồn vốn xã hội trong xây dựng cơ sở vật chất của mình. Đặc biệt, các cơ sở đào tạo nghề còn năng động trong việc huy động nguồn vốn từ các đơn vị sử dụng lao động, từ các tổ chức phi chính phủ theo phương châm “xã hội hóa” đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất của từng cơ sở đào tạo nghề được xây dựng. Đây cũng là cơ sở để tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề.

* Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ cán bộ đào tạo nghề bao gồm các các bộ quản lý ở cơ sở đào tạo nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề, họ vừa giữ vai trò trực tiếp truyền đạt các kiến thức cơ bản về nghề đồng thời cũng là những người hướng dẫn nghề và rèn luyện tay nghề. Vì vậy, đội ngũ giáo viên dạy nghề phải là những người nắm vững lý thuyết, nhưng rất giỏi về thực hành.

Để có được đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu, các cơ sở dạy nghề phải có chế độ tuyển dụng những người đủ tiêu chuẩn về chuyên môn (có nền tảng lý thuyết vững và trình độ tay nghề giỏi), có lòng yêu nghề. Không chỉ vậy, các cơ sở đào tạo nghề cần có chế độ thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và có chính sách sử dụng đội ngũ giáo viên theo hướng khuyến khích, tạo sự yên tâm với nghề, nhất là ở những nơi có sự cạnh tranh cao giữa các trường nghề với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w