Tuyên truyền là việc nêu ra các thông tin (vấn đề) với mục đích cho nhiều người biết nhằm đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn.
nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó thì tuyên truyền thất bại...
Trong công tác tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng phải nắm được phương pháp tuyên truyền mới đạt được kết quả tốt, “Muốn thành công phải biết cách tuyên truyền" [HCM: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, 2002, tr 162].
Việc tuyên truyền, tư vấn học nghề giúp cho LĐNT nắm bắt được các chính sách của Nhà nước về dạy nghề, các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện tham gia dạy nghề, các ngành nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương, hướng việc làm cho người lao động sau khi được học nghề. Từ đó, giúp cho LĐNT lựa chọn được chính xác nghề mà mình muốn học và định hướng công việc trong tương lai của họ như thế nào.
Đào tạo nghề cho LĐNT thể hiện sự quan tâm sâu sắc và quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp - nông thôn và nông dân. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT.
Để hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT đạt chất lượng và hiệu quả, công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng có vị trí quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của toàn xã hội về vai trò của đào tạo nghề, với việc làm tăng thu nhập và nâng cao nguồn nhân lực khu vực nông thôn.
“Tư vấn” là một hình thức hỗ trợ của người tư vấn với người được tư vấn thông qua quá trình giao tiếp, đồng cảm giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm cung cấp thông tin, giúp người được tư vấn giải đáp băn khoăn, thắc mắc hoặc tìm được hướng giải quyết vấn đề.
Từ khái niệm trên cho chúng ta thấy việc tuyên truyền, tư vấn học nghề đã giúp cho người muốn tham gia học nghề nắm bắt được các chính sách của
Nhà nước về dạy nghề, nhất là dạy nghề cho LĐNT, giúp LĐNT có được thông tin cơ bản về các chính sách cho người học nghề; tư vấn, định hướng, hỗ trợ LĐNT trong việc chọn nghề, học nghề, tạo việc làm, chuyển đổi nghề một cách tự tin nhằm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình, góp phần vào sự phát triển xã hội của địa phương.