Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 14004:2017 (Trang 34 - 35)

7 Hỗ trợ 1 Nguồn lực

8.2Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp

Khi chuẩn bị ứng phó với các tình huống khẩn cấp, phải cân nhắc đến tác động mới trường ban đầu mà có thể dẫn đến bất kỳ tác động môi trường thứ cấp nào có thể xảy ra do phản ứng của tác động môi trường ban đầu. Ví dụ, khi chữa cháy, phải cân nhắc đến khả năng gây ô nhiễm không khí. Khi chuẩn bị ứng phó với các tình huống khẩn cấp khả dĩ có thể lường trước, phải rất chú ý đến các điều kiện khởi đầu, các điều kiện khi nó chấm dứt và các điều kiện hoạt động bất thường. Xem 6.1.1 về cách xác định các tình huống khẩn cấp.

Tổ chức phải sẵn sàng chuẩn bị đối với các loại tình huống khác nhau, như sự tràn hoá chất ở phạm vi nhỏ, hỏng thiết bị giảm phát thải, hoặc các tình huống môi trường nghiêm trọng gây nguy hiểm cho người và môi trường ở diện rộng. Tổ chức phải chuẩn bị cho từng loại tình huống khẩn cấp hợp lý có thể lường trước.

Đây là trách nhiệm của từng tổ chức phải thiết lập sự chuẩn bị và các kế hoạch ứng phó khẩn cấp phù hợp với các nhu cầu cụ thể. Khi lập các kế hoạch của mình, tổ chức phải cân nhắc về:

- các điều kiện môi trường thực tế và tiềm ẩn bên ngoài, kể cả các thảm họa thiên nhiên;

- bản chất của các mối nguy hại tại chỗ (như chất lỏng dễ cháy, bồn chứa, khí nén, và các biện pháp phải tiến hành trong trường hợp bị rò rỉ hay bị tháo xả do sự cố);

- loại hình và quy mô của sự cố hay xảy ra nhất và tình huống khẩn cấp; - thiết bị và các nguồn lực cần thiết;

- khả năng tiềm ẩn của (các) tình huống khẩn cấp xảy ra ở gần cơ sở của mình (ví dụ, nhà máy, đường xá, đường ray tàu hỏa);

- (các) phương pháp thích ứng nhất để ứng phó với các tình huống khẩn cấp; - các hành động cần thiết để giảm thiểu thiệt hại về môi trường;

- lập cơ cấu tổ chức và trách nhiệm đối với tình huống khẩn cấp; - các tuyến sơ tán và các địa điểm tập hợp;

- danh sách người và các cơ quan cứu trợ chính, bao gồm thông tin liên lạc chi tiết (ví dụ, trạm cứu hỏa, dịch vụ làm sạch những chất bị trào, đổ);

- khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các tổ chức gần kề;

- các phương án trao đổi thông tin nội bộ và với bên ngoài;

- (các) hành động ứng cứu và làm giảm nhẹ cần được thực hiện đối với các dạng khác nhau của (các) tình huống khẩn cấp hoặc sự cố;

- (các) quá trình đánh giá sau khi xảy ra sự cố, kể cả đánh giá hành động ứng phó được hoạch định, để lập và thực hiện các hành động khắc phục và phòng ngừa;

- kiểm tra định kỳ đối với (các) thủ tục ứng phó tình huống khẩn cấp;

- thông tin về các chất độc hại, bao gồm tác động môi trường tiềm ẩn của mỗi nguyên vật liệu, và các biện pháp phải tiến hành khi chúng ngẫu nhiên bị rò rỉ;

- đào tạo hoặc các yêu cầu về năng lực, kể cả đối với những người tham gia ứng phó khẩn cấp và kiểm tra tính hiệu lực.

Khi lập kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp, cần cân nhắc các liên kết với các hệ thống quản lý khác liên quan đến kinh doanh liên tục, an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản trong phạm vi cần thiết để tin tưởng rằng các quá trình cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp được thực hiện theo hoạch định.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 14004:2017 (Trang 34 - 35)