Đánh giá một cách khách quan và toàn diện về việc ứng dụng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là việc sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng giải bài dạy. Từ cách thức cô tiếp cận và truyền tải kiến thức cho trẻ hay cách trẻ tiếp nhận vấn đề của bài, thái độ hứng thú của trẻ với bài học. Để từ đó có cách nhìn, biện pháp tốt nhất để ứng dụng giáo án điện tử vào quá trình giảng dạy và giúp trẻ có thể tiếp nhận nguồn kiến thức một cách khoa học nhất, đơn giản và dễ hiểu nhất đặc biệt là đối với việc KPKH về MTXQ.
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm.
Chủ thể: Đối tượng của hoạt động là việc thiết kế giáo án điện tử giúp trẻ 5-6 tuổi KPKH về MTXQ.
Khách thể: Trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm Non Hoa Trạng Nguyên- Phù Khê- Từ Sơn- Bắc Ninh.
3.3.3. Thời gian thực nghiệm.
Từ ngày 11 tháng 05 năm 2020 đến ngày tháng năm 2020.
Địa điểm: Tại trường Mầm Non Hoa Trạng Nguyên – Thôn Phù Khê – Xã Phù Khê – Thị Xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh
3.3.4. Nội dung thực nghiệm.
Tôi tiến hành thực nghiệm trong các giờ học sử dụng GAĐT ở các giờ học cho trẻ 5-6 tuổi KPKH về MTXQ
Thực nghiệm sư phạm sử dụng GAĐT để giúp trẻ 5-6 tuổi KPKH về MTXQ bao gồm các nội dung:
3.3.5. Phương pháp thực nghiệm.
Quan sát quá trình trẻ nhận thức khoa học thông qua các bài giảng sử dụng giáo án điện tử trong bài dạy KPKH về MTXQ. Quan sát những biểu hiện tích cực của trẻ trong việc tiếp nhận nguồn kiến thức từ các bài giảng điện tử. Quan sát các hoạt động của cô trong hoạt động giúp trẻ tiếp cận được kiến thức khoa học một cách dễ hiểu, đơn giản để từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất cho trẻ KPKH về MTXQ.
3.3.5.2. Phương thức đàm thoại.
Trò chuyện với các giáo viên nhằm tìm hiểu thái độ và cách sử dụng GAĐT trong việc KPKH cho trẻ.
Trò chuyện với trẻ về việc tiếp nhận kiến thức khoa học của trẻ lúc giáo sử dụng phương thức dạy học truyền thống và khi cô sử dụng GAĐT: thái độ của trẻ (hứng thú..), mức độ sinh động, hình ảnh.. nhằm tìm ra phương thức giáo dục tốt nhất cho trẻ.
3.3.5.3. Phương thức tổng kết kinh nghiệm.
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và tổng kết từ các ý kiến, nguyện vọng từ giáo viên và trẻ. Có thể rút ra được một số ưu điểm và nhược điểm của các cô như về ưu điểm các cô tích cực tìm tòi, học hỏi các phương pháp và cách thức sáng tạo GAĐT.. còn về nhược điểm vẫn tồn tại khá nhiều như cách cô tiếp cận GAĐT vẫn còn máy móc chưa sáng tạo, soạn giáo án nhưng vẫn chưa phát huy được tác dụng của nó một cách triệt để...Về phía trẻ khi chưa sử dụng GAĐT trẻ gần như không tiếp nhận hoặc tiếp nhận được ít lượng kiến thức cô yêu cầu còn khi sử dụng GAĐT trẻ đã tiếp cận nội dung kiến thức một cách tốt hơn, nhanh hơn.
3.3.5.4. Phương thức thực nghiệm sư phạm.
Khi chưa sử dụng GAĐT trẻ gần như bị hạn chế với cách phương thức nhận thông tin khoa học.Trẻ chỉ được tiếp nhận kiến thức 1 chiều thông qua việc cô truyền đạt giảng giải. Nhưng sau khi được tiếp xúc và học với GAĐT trẻ đã được tiếp nhận
kiến thức 1 cách đa chiều hơn (các thiết bị thông minh, máy tính.... thông qua các video trên Internet..).
Từ các giờ học ứng dụng GAĐT trẻ có hứng thú với giờ học hơn chính vì vậy, các cô đã tích cực hơn trong công việc ứng dụng CNTT đặc biệt là việc sử dụng GAĐT trong các giờ học từ đó đã tạo thành phong trào trong trường học.
3.3.5.5. Phương thức nghiên cứu tài liệu.
Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, giáo trình, tạp chí giáo dục mầm non và các sử dụng mạng Internet để ứng dụng và sử dụng GAĐT.
Nghiên cứ và hệ thống hóa các quan điểm để rút ra các bài học, các tư liệu để phục vụ bài nghiên cứu.
3.3.5.6. Kết quả thực nghiệm
Có thể nói qua một thời gian áp dụng sử dụng GAĐT. Chất lượng về việc cho trẻ tiếp nhận kiến thức khoa học về môi trường xung quanh được nâng lên rõ rệt, trẻ đã thích môn học này hơn, đã mạnh dạn hơn với các hoạt động trả lời, trao đổi với cô hơn. Trẻ đã nói to rõ ràng và mạch lạc hơn trong giờ học. Tóm lại qua quá trình thực nghiệm ta có thể thấy việc ứng dụng CNTT đặc biệt là việc sử dụng GAĐT đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định.
Bảng 3.1: Khả năng tiếp nhận nôi dung bài học của trẻ trong giờ học KPKH về
MTXQ.Mức Mức
độ.
Trẻ hiểu và nắm được nội dung bài học, trẻ nhớ lâu kiến thức hơn.Trẻ có sự tham gia vào các hoạt động trao đổi đàm thoại với bạn, cô.
Trẻ hiểu nội dung bài học và đã có sự tham gia vào các hoạt động trao đổi đàm thoại với bạn, cô.
Trẻ không hiểu nội dung bài học.
Trẻ không tham gia vào các hoạt động trao đổi đàm thoại với bạn, cô. Trước thực nghiệm Số lượng 3/14 Tỷ lệ(%): 21,43 Số lượng: 2/14 Tỷ lệ(%): 14,3 Số lượng: 9/14 Tỷ lệ(%): 64,27 Sau thực nghiệm 6/14 42,86 5/14 35,7 3/14 21,44
So sánh Tăng 21,43% Tăng 21,4% Giảm 42,83%
Qua thời gian thực nghiệm sư phạm về khả năng tiếp thu kiến thức và mức độ hứng thú của trẻ trong giờ học KPKH về MTXQ ta rút ra được 1 số điều sau:
Trẻ hiểu và nắm được nội dung bài học, trẻ nhớ lâu kiến thức hơn, trẻ hứng thú với giờ học hơn. Trẻ có sự tham gia vào các hoạt động trao đổi đàm thoại với bạn, cô (6/14 trẻ) chiếm 42,86% tăng 21,43%.
Trẻ hiểu nội dung bài học và đã có sự tham gia vào các hoạt động trao đổi đàm thoại với bạn, cô (5/14 trẻ) chiếm 35,7% tăng 21,4%.
Trẻ không hiểu nội dung bài học. Trẻ không tham gia vào các hoạt động trao đổi đàm thoại với bạn, cô (3/14 trẻ) chiếm 21,44% giảm 42,83%.
Bạn Phạm Vũ Hải Triều khi chưa sử dụn g GAĐT không có sự tập trung vào bài học, nói chuyện riêng nhưng sau khi áp dụng GAĐT bạn đã hào hứ n g với giờ học hơn .
Bạn Lê Thị Mỹ Duyên đã nhớ và hiểu nội dung bài học hơn, đã tham gia vào các hoạt động tập thể với các bạn trong lớp.
Bạ n Lê Tố Uyên đã khôn g còn nói chuyệ n riêng trong giờ thay vào đó bạn đã chú ý đến bài cô dạy, đã tự tin phát biểu các ý kiến của mình.
Bảng 4.1: Thực trạng hứng thú của trẻ 5-6 tuổi trong các giờ hoạt động KPKH về MTXQ.
Mức độ. Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. Trẻ sôi nổi tìm tòi và trả lời các câu hỏi của cô.Trẻ
có sự trao đổi vấn đề với bạn
Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. Trẻ
tham gia trả lời các câu hỏi của cô.
Trẻ không có hứng thú tham gia vào giờ
học.
Không trao đổi bài với cô và các bạn. Nghịch ngợm làm việc riêng trong giờ. Trước thực nghiệm Số lượng: 2/14 Tỷ lệ (%) 14,3 Số lượng 4/14 Tỷ lệ 28,6(%) Số lượng 8/14 Tỷ lệ (%) 57,1 Sau thực nghiệm 4/14 28,6 7/14 50 3/14 21,4