II. Ảnh hưởng của các khía cạnh văn hóa đến quản trị nguồn nhân lực của Mỹ và Nhật:
2. Chức năng đào tạo – phát triển:
Các khía cạnh cơ
bản đào tạo Theo kiểu Nhật Bản Theo kiểu Mỹ
Quy trình Bao gồm 7 bước trên Bao gồm 7 bước trên
Kỹnăng Đào tạo kỹnăng cụ thể cho công ty bao gồm cả các kỹ
kỹnăng chuyên môn cụ
29
năng có liên quan và mang tính đa kỹnăng
duy nhất công viêc đươc
đảm nhiệm
Hình thức Đào tạo thông qua công việc
là chủ yếu, đào tạo đa kỹ
năng
Đào tạo thông qua các khoá học là chủ yếu
Thái độ trong qua trình
đào tạo
Công ty và nhân viên như
người trong nhà
Tính nguyên tắt, lợi ích
đào tạo được xem là cao nhất
Kinh phí Nhiều nhưng có giới hạn Nhiều và đảm bảo chi phí
đào tạo
Thời gian Liên tục, suốt đời Từng giai đoạn nhất định
Các tổ chức ở Mỹ đã chi ra hàng tỉ đô la mỗi năm vào các chương trình đào
tạo.Việc phát triển chương trình đào tạo bao gồm 7 bước cơ bản.Những bước này có
liên quan với nhau và đòi hỏi sựtác động qua lại đáng kể giữa những chuyên gia quản lý nhân sự và những nhà quản lý khác.
Mức độ chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ rất cao đạt 91.Các cá nhân được huấn luyện học cách để suy nghĩ về "tôi". Sẵn sàng cho một môi trường kinh doanh mà ởđó việc phụ thuộc vào các mối quan hệ là rất ít. Như một cá nhân riêng lẽ hãy tự làm những công việc của mình và sử dụng sáng kiến của chính bản thân.Tách biệt giữa việc kinh doanh và cuộc sống cá nhân. Các công ty Mỹ tốn kém rất nhiều cho việc đào tạo nhân
viên, đặc biệt là đội ngũ quản lý sơ cấp và trung cấp, nhưng không tập trung đào tạo kỹnăng chuyên môn mà qua các khóa học này, chuyên môn hoá hẹp, thông tin được chuyển tải đến nhân viên rất cô đọng, hình thành kiến thức qua các trao đổi thảo luận tại lớp, rồi từng người nghiền ngẫm để trở thành khảnăng làm việc của họ. Công ty giữ vai chủđộng.Cá nhân giữ kế hoạch phát triển cá nhân mình. Nhu cầu cá nhân và
yêu cầu của công ty luôn được xem xét cân đối.
Nước Nhật có MAS cao nên đào tạo theo định hướng nghề nghiệp hơn định
hướng công việc. Vì vậy doanh nghiệp Nhật cũng tốn kém rất nhiều vào đào tạo và
nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng
chú trọng các hình thức đào tạo, huấn luyện nội bộ mang tính thực tiễn cao. Quá trình đào tạo nhân viên ở Nhật trải qua 2 giai đoạn: giáo dục tổng quát và giáo dục chuyên môn
- Giai đoạn giáo dục tổng quát:
30
Người mới được tuyển được dạy cách xưng hô với người trên, kẻ dưới, cách trao danh thiếp, cách trao đổi điện thoại, cách viết thư. Nếu là nhân viên làm văn
phòng, họ còn phải học cách pha trà, tiếp khách và nhiều việc nhỏ nhặt khác. Người mới vào làm việc được phát một cuốn cẩm nang hành động, trong đó ghi các điều phải làm rất thiết thực như:
Không đi làm muộn, dù chỉ muộn một phút. Phải đến trước ít nhất là 5 phút và chuẩn bị sẵn sàng bắt tay vào công việc khi đến giờ. Những ai đi chậm tựđánh giá mình là
người lười biếng, thiếu tinh thần làm việc và được đồng nghiệp đánh giá không cao.
Mỗi sáng khi gặp nhau, mọi người phải chào hỏi, đến giờquy định phải tập thể dục. Không ton hót chuyện xấu của đồng nghiệp với cấp trên.Khi cần biết cấp trên sẽ hỏi,
khi chưa được hỏi, không nên nói.Kẻ thích ton hót cần biết rằng cấp trên không bao giờkhen, ngược lại sẽxem thường nhân cách của họ.
Phải làm cho không khí trong đơn vị lúc nào cũng vui vẻ, sống động. Việc đáng cười thì hãy cười to lên, cái đáng nói hãy nói lớn tiếng, đừng thì thầm to nhỏ.
Đi trong đơn vị gặp rác phải nhặt, thấy đèn sáng không có người sử dụng phải tắt, thấy vòi nước chảy vô ích phải vặn vào.
Ở một số cửa hàng bách hóa Nhật Bản, mỗi buổi sáng nhân viên đến trước giờ làm việc, xếp hàng làm lễ “tuyên thệ” trước trưởng cửa hàng quyết tâm làm tốt công việc trong ngày, lễ phép với khách hàng, không nhầm lẫn.
+ Giáo dục tính tập thể:
Ở Nhật, người ta không sợ nhân viên yếu khảnăng mà sợnhân viên đó không
hợp tác và hòa hợp được với người khác.Ngoài những buổi lên lớp thảo luận về vai trò quan trọng của tinh thần hợp tác tập thể, hãng chia nhân viên thành 10-15 người, có một người hướng dẫn. Hãng tạo mọi điều kiện cho các nhóm này hoạt động, kể cả
việc cấp tiền cho cả nhóm làm việc chung, ăn chung, ngủ tập trung.
- Giáo dục chuyên môn
Ở Nhật, những nhân viên mới được thực tập những công việc tưởng như vô ích
và kỳ quái.Tất cả các nhân viên mới, kể cả tiến sĩ, đều được đưa đến làm việc tại các
công xưởng.Họ được làm những công việc nhàm chán nhất, khổ cực nhất.Có tiến sĩ
phải làm ca đêm và có người phải chui xuống gầm máy để chùi dầu. Từ những kinh nghiệm bản thân, hi vọng những người này sẽ nghĩ đến việc cải tiến điều kiện làm việc, đơn giản hóa dây chuyền công nghệ, hợp lý hóa thiết kế.
Nhân viên của bộ phận mới bước vào chương trình giáo dục chuyên môn kéo
31
sẵn sàng dạy tất cả mọi điều, mọi bí quyết nghề nghiệp, tạo mọi điều kiện để nhân
viên của mình phát huy tài năng, không có hiện tượng dấu nghề hay chèn ép tài năng
cấp dưới. Người thợ cả không sợ cấp dưới quá giỏi có thể cướp mất địa vị của mình, vì cấp dưới muốn được tăng lương phải được thợ cả yêu mến, ngược lại thợ cả muốn
được thăng chức phải nhờ vào sự tiến bộ và kết quả làm việc của cấp dưới.
Nhật là nước có mức độ lẫn tránh rủi ro cao ( 92) thường chọn nhà quản trị theo thâm niên, đó là nhân tố quan trọng đảm bảo sựtrung thành đối với tổ chức, yếu tố trung thành được sử dụng để đánh giá đạo đức của một con người, điều này sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro về lãng phí trong đào tạo, sự non kém trong suy nghĩ ra quyết
định của người trẻ và sự thay đổi công ty của nhân viên làm tiếc lộ thông tin nội bộ
của tổ chức.
Qua quá trình đáo tạo trên ta nhận thấy rằng : Hình thức đào tạo ơ Nhật mang tinh đa
kỹ năng . Trong công việc, doanh nghiệp Nhật nhấn mạnh thâm niên, kinh nghiêm công tác và sự ổn định của công việc.chếđộ đào tạo ở Nhật là đào tạo suốt đời, liên tục theo từng giai đoạn và vị trí của công viêc bằng nhiều cách với những chiến lược
đào tạo bài bản để núi giữ nhân viên gắn bó với công ty. Điêu này cũng thể hiên quan hệ chủ thợ kiểu “ trong nhà” tại các công ty Nhật.