Đối vời người nhận hàng: + Dùng B/L để nhận hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển (Trang 53 - 70)

+ Dùng B/L để nhận hàng

+ Dùng B/L làm căn cứ ác nhận hàng hoà người bán gửi cho mình để theo dõi iệc thực hiện hợp đồng của người bán.

+ Dùng B/L làm chứng từ câm cố, thế chấp, chuyển nhượng (vì B/L có chức năng là chứng từ sở hữu có thể huyển nhượng được-thông thường chỉ có B/L gốc mới được).

- Đối với người chuyên chở:

+ Dùng B/L để phát hành cho người gửi hàng

+ Làm cơ sở giao hàng ở cảng đến, là bằng chứng anh ta đã hoàn tất nhiệmvụ chuyenâ chở.

+ Là căn cứ để hoàn tất thủ tục xuất nhập khẩu. + Dùng làm thủ tục kê khai HQ

+ Dùng trong khiếu nại, kiện tụng những người có liên quan.

2. Phân loại B/L: có nhiều cách phân loại B/L

- Căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá (2 loại) - Căn cứ vào khả năng lưu thông của B/L (3 loại) - Căn cứ vào nhận xét ghi trên B/L (2 loại)

- Căn cứ vào hành trình vận chuyển (3 loại) - Căn cứ vào phương thức thuê tàu (2 loại) - Căn cứ vào giá trị sử dụng (3 loại)

2.1. Căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá (2 loại):

* B/L đã xếp hàng (Shipped on Board B/L): do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu.

- Đóng dấu “Shipped On Board”

- Đây là loại B/L được dùng phổ biến vì người mua thường yêu cầu phải xuất trình B/L đã xếp hàng mới chịu thanh toán tiền hàng.

-Nếu trên B/L ghi nhận để xếp thì khi thuyền trưởng ký B/L phải ghi chú thêm là đã xếp hàng lên tàu ngày…tháng…năm

* Vận đơn nhận hàng để xếp (Received fhoc Shipment): là B/L được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng và cam kết sẽ ếp hàng và vận chuyển hàng hoá bằng chính con tàu ghi trên B/L. Lúc này hàng chưa được xếp lên tàu.

Sau đó, sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì người chuyên chở sẽ phát hành vận đơn đã xếp hàng hoặc thuyền trưởng chi chú đã xếp hàng.

 Thông thường các ngân hàng thường từ chối thanh toán cho những B/L nhận hàng để xếp. Song nếu có trường L/C quy định chấp nhận thì vẫn thanh toán nhưng rất hiếm khi xảy ra.

2.2. Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng quyền sở hữu ghi trên vận đơn (3 loại):

* Vận đơn đích danh (Named B/L/ Straight B/L): trên B/L ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của người nhận hàng (ở mục Consignee)

- Loại B/L này khơng thể chuyển nhượng được.  Khảø năng lưu thông không cao

- Chỉ người mua có tên trên B/L mới nhận được hàng. * Vận đơn theo lệnh (To hocder B/L):

- Ở mục Consignee (mục thou 2 góc trên bên trái) ghi là “ To order” or “To order của” hoặc “ To order của

Consignee/ ACB Bank…”.

- Nếu trên B/L không ghi rõ theo lệnh ai thì hiểu là theo lệnh người gửi hàng.

- Loại B/L này được dùng khá phổ biến và có đặc điểm la: có thể chuyển nhượng cho người khác bằng cách ký hậu (Endoresement). Nếu là theo lệnh của người gửi hàng thì người gửi hàng phải ký hậu cho người nhận hàng (ở mặt sau của B/L ) thì người nhận hàng mời có thể nhận đợc hàng.

* Khái niệm ký hậu: Ký hậu là ký ở mặt sau của văn bản để chuyển quyền cho ngươi được ký hậu.

- Có các hình thức ký hậu sau:

+ Ký hậu đích danh (ghi rõ tên người nhận hàng). Vd: TAISHO Co.,Ltd only.

+ Ký hậu theo lệnh ( To order của TAISHO Co.,Ltd), theo đó người được ký hậu có thể ký hậu tiếp để chuyển nhượng cho người nhận hàng khác, hoặc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ký hậu để trống (To order)-in Blank khi đó B/L sẽ trở thành B/L vô danh và ai cầm B/L sẽ có quyền nhận hàng.

+ Ngoài ra còn có hình thức ký hậu miễn truy đòi (Vd: To order của A without recouse B) theo đó, nếu sau này có vấn đề gì phát sinh A không được truy đòi B mà phải truy đòi người bán ban đầu. (loại B/L này rất ít khi gặp).

 Nếu B/L theo lệnh mà không có ký hậu thì chỉ người bán mới nhận được hàng.

* Vận đơn cho người cầm- B/L vô danh (To Bearer): trên đó không ghi tên và địa chỉ của người nhận và cũng không ghi theo lệnh của ai vì vậy bất kỳ ai cầm B/L cũng có thể nhận được hàng. Có các hình thức ghi:

- Ghi rõ “To Bearer”

- Phát hành theo lệnh của người hưởng lợi và người đó đã ký hậu để trống mà không chỉ định đích danh người hưởng lợi nào khác.

 Loại B./L này có nhiều rủi ro đối với người gửi hàng vì xác suất mất hàng rất lớn.

 Khả năng lưu thông của loại B/L nay rất cao vì có thể buôn bán trao tay.

2.3. Căn cứ vào nhận xét, ghi chú trên B/L (có 2 loại):

* Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là loại vận đơn mà trên đó không có phê chú xấu của thuyền trưởng về tình trạng bên ngoài của hàng hoá.

* Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): là B/L mà trên đó có phê chú xấu cuả thuyền trưởng hoặc người chuyên chở về tình trạng bên ngoài của hàng hoá đã giao (Vd: 2 thùng hàng có bề ngoài bị trầy sướt, bị móp…).

 Khi phát hành B/L này thì người bán sẽ gặp khó khăn trong thanh toán tiền hàng và ngân hàng thường từ chối thanh toán.

2.4. Căn cứ vào hành trình vận chuyển (3 loại):

* Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): đươcï phát hành khi hàng hoá được chuyên chở từ 1 cảng đến 1 cảng và không chuyển tải ở dọc đường.

* Vận đơn đi suốt (Through B/L): được phát hành khi hàng háo được chuyên chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng 2 hoặc nhiều tàu của 2 hoặc nhiều người chuyên chở khác nhau. Tức là có chuyển tải dọc đường.

- Đặc đểm:

+ Trong hợp đồng mua bán cho phép chuyển tải

+ Ghi rõ cảng đi, cảng đến, có thể có cả cảng chuyển tải,

+ Ai cấp B/L đi suốt sẽ chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở kể cả ở các chặng chuyển tải.

+ Trong chuyên chở có chuyển tải thì có 1 loại Local B/L để điều chỉnh mối quan hệ giữa những người chuyên chở với nhau.

• Vân đơn đa phương thức- vận tải liên hợp (Multimodal TransPort B/L hoặc Combined TransPort B/L): là phương thức vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau trở lên. VD: ôtô-đương sắt-tàu.

Trong phương thức này, có nhiều người tham gia vận chuyển nhưng chỉ có 1 chế độ trách nhiệm thể hiện trên hợp đồng, 1 chứng từ, 1 B/L, nếu:

Vận tải bằng đường biển là chủ yếu thì người phát hành vận đơn là chủ tàu.

Không nhấn mạnh chặng nào là chính thì người phát hành có thể là 1 trong những người tham gia vận chuyển.

 Phương thức này gặp rất nhiều trong trường hợp vận huyển Door-to-Door (train (truck)-air-vesel-truck)

 Đặc điểm:

- Trên B/L thường ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng.

- Hợp đồng mua bán phải ghi rõ là được phép chuyển tải. - Người cấp B/L phải chịu trách nhiệm về hàng hoá từ

2.5. Căn cứ vào phương thức thuê tàu (có 2 loại):

* Vận đơn tàu chợ (Liner B/L):dùng trong phương thức thuê tàu chợ. Thường gồm 2 mặt, mặt trước là những ội dung về chủ sở hữu hàng hoá, mô tả hàng hoá, số lượng, khối lượng, kích thước hàng, phương thức trả cước…, mặt sau là những quy định về phạm vi trách nhiệm, miễn trách của người chuyên chở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Vận đơn tàu chuyến/theo hợp đồng thuê tàu (B/L ca Charter Party): B/L này đơn giản hơn, mặt sau để trống hoặc chỉ ghi những điều khoản chủ yếu còn những điều khoản khác đều đã được quy định trong C/P.

 Lưu ý:

- Nếu người thuê tàu là người nhận hàng (Hợp đồng buôn bán FOB) thì khi có tranh chấp xảy ra sẽ dùng C/P để giải quyết.

- Nếu người bán là người thuê tàu (Hợp đồng buôn

bán CIF hoặc CFR) thì khi có tránh chấp sẽ dùng B/L để giải quyết.

- Người chuyên chở chịu sự ràng buộc bởi 2 mối quan hệ: người cho thuê- người thuê tàu, người phát hành B/L – người cầm B/L.

- B/L cũng có thể dẫn chiếu tới C/P mặc dù 2 loại hứng từ này độc lập với nhau.

2.6. Căn cứ vào giá trị sử dụng (3 loại):

* Vận đơn gốc (original B/L): thường là 1 bộ gồm 3 bản gốc và 2 hoặc 3 bản copy (tuỳ vào yêu cầu của chủ hàng), 3 bản gốc thường ghi “First, Second, Third original hoặc Diplicate, Triplicate). Khi dùng B/L gốc thì người gửi hàng sẽ giử 1 bản, người nhận hàng sẽ giữ 1 bản để khai HQ khi nhận hàng, còn 1 bản sẽ xuất trình cho đại lý hãng tàu tại cảng đến. B/L gốc thường được dùng trong phương thức thanhh toán bằng L/C.--> Loại B/L này có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hâu.

* Vận đơn xuất trình ở cảng đi “Surrendered B/L”: với loại B/L này thì ở cảng đến người nhận hàng chỉ cần xuất trình bản copy (fax) của B/L có 1 dấu “Surrendered” là có thể nhận hàng.

 Đặc điểm:

Một phần của tài liệu Bài giảng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển (Trang 53 - 70)