Đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của chính quyền xã

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)

- Yêu cầu để mọi công dân tham gia hoạt động tự quản theo pháp luật ngày càng nhiều và bổ ích hơn

3.3.2.Đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của chính quyền xã

chính quyền xã

*Hội đồng nhân dân: - Về tổ chức:

Để tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân thật sự có hiệu lực còn liên quan đến nhiều yếu tố khác về cơ chế chính sách, về chủ quan hoạt động của Hội đồng nhân dân, trước mắt có thể nêu lên năm vấn đề cần được quan tâm, đó là: thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân phải rõ ràng; số lượng; chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân; phương thức hoạt động và năng lực tổ chức của Chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân.

- Về phương thức hoạt động:

Chọn đúng vấn đề cần tập trung giám sát và kết quả giám sát phải được giải quyết đến nơi đến chốn.

Hội đồng nhân dân lựa chọn phương thức hoạt động có hiệu quả nhất, gắn sự hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân với đơn vị bầu cử suốt cả nhiệm kỳ, đổi mới nội dung tiếp xúc cử tri,

hoạt động giám sát của các đại biểu Hội đồng nhân dân phải đặc biệt dựa vào dân.

Cải tiến hình thức và nội dung sinh hoạt các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.

Về vai trò chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã: Thường trực phải có sự lựa chọn cân nhắc mục đích và nội dung từng kỳ họp chọn lựa những thông tin cần thiết chuyển trước cho các đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu cần có ý kiến tham khảo để chủ động tranh thủ ý kiến của nhân dân, có thể mời các chuyên gia chuyên ngành cùng dự và nghe ý kiến phản biện. Trong điều hành trực tiếp cuộc họp nên giảm bớt thời gian trình bày báo cáo, cần chọn lựa vấn đề cốt lõi, những vần đề còn có ý kiến khác nhau, phát huy những ý kiến mới sáng tạo, có tính khả thi.

* Ủy ban nhân dân:

- Đổi mới ủy ban nhân dân xã theo mô hình thủ trưởng cơ quan hành chính, để đảm bảo triển khai công việc theo chức năng một cách kịp thời, nhanh chóng.

Theo mô hình này, cơ quan hành chính xã bao gồm: Chủ tịch xã, 01 hoặc 02 phó Chủ tịch và bộ máy chuyên môn giúp việc. Chủ tịch xã do toàn thể nhân dân trong xã bầu ra cùng với việc bầu Hội đồng nhân dân xã.

- Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy giúp việc của Uỷ ban nhân dân xã.

Bộ máy giúp việc ở xã nên tổ chức thành ba ban chuyên môn: Ban nội chính, ban kinh tế- tài chính, ban văn hóa xã hội.

Ban nội chính gồm các chức danh chuyên môn: quân sự, an ninh, tư pháp, hộ tịch, văn phòng. Ban này có 4 người, Chủ tịch trực

tiếp chỉ đạo, chức danh tư pháp có thể kiêm phó công an nếu như quy mô xã không lớn.

Ban kinh tế- tài chính: gồm các chức danh chuyên môn: tài chính- kế toán; kế hoạch – thống kê; nông- lâm- dịch vụ; giao thông- thủy lợi, địa chính.

Ban văn hóa- xã hội gồm các chức danh chuyên môn: văn hóa- thông tin; lao động- thương binh xã hội, y tế, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục...

- Điều 12 Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 quy định “Trong nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân xã có thể ấn định thêm số lượng thành viên Uỷ ban nhân dân cấp mình nhưng tổng số không được vượt quá 5 thành viên và phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn ”

Quy định này cần có hướng dẫn thi hành cụ thể trong trường hợp nào thì Hộii đồng nhân dân có quyền ấn định thêm số lượng thành viên Uỷ ban nhân dân tránh tình trạng tùy tiện ấn định thêm số lượng thành viên Uỷ ban nhân dân làm phình to cơ quan hành chính xã một cách không cần thiết.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)