Đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ xã.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 42)

- Yêu cầu để mọi công dân tham gia hoạt động tự quản theo pháp luật ngày càng nhiều và bổ ích hơn

3.3.3 Đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ xã.

ngũ cán bộ xã.

Đối với cấp xã, việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược. Cán bộ xã có những đặc thù không giống với các cán bộ khác trong bộ máy nhà nước nên không thể áp dụng các mô hình tuyển chọn, đào tạo chung mà phải bằng phương thức, quy trình riêng.

Để hệ thống chính trị nói chung, chính quyền xã nói riêng thật sự là của dân thì hình thức tuyển chọn cán bộ phải thực sự dựa vào dân, cán bộ của dân phải do dân suy tôn. Đại biểu Hội đồng nhân dân và người đứng đầu cơ quan hành chính xã phải được nhân dân trực tiếp lựa chọn và bầu cử. Nếu những người đó không đủ tín nhiệm nhân dân có quyền bỏ phiếu bãi miễn. Hiện nay, nếu các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu thì Hội đồng nhân dân có quyền bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, nếu chủ tịch xã do toàn dân bầu cử thì khi có vấn đề thì cần phải nghiên cứu cơ chế để toàn dân bỏ phiếu tín nhiệm.

Mỗi địa phương cần xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh cán bộ, công chức là căn cứ để tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng có hiệu quả.

Tiêu chuẩn về độ tuổi bổ nhiệm lần đầu, tuyển dụng

Tiêu chuẩn về trình độ học vấn: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở vùng đồng bàng, trung du nhất thiết phải tốt nghiệp trung học phổ thông. Riêng ở các xã miền núi thì tiêu chuẩn có thể thấp hơn nhưng những chức vụ chủ chốt như Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhất thiết phải tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ: Đối với các chức danh công chức cấp xã phải đảm bảo qua đào tạo trung cấp trở lên ở khu vực đồng bằng và trình độ tương đương sơ cấp trở lên ở khu vực miền núi. Chuyên môn, nghiệp vụ phải phù hợp với chức danh, nhiệm vụ được giao. Riêng đối với các chức danh trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự nếu không có trình độ chuyên môn chuyên ngành thì phải có trình độ chuyên môn phù hợp với ngành và phải qua khóa

bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành. Đối với các cán bộ chuyên trách cấp xã: yêu cầu về trình độ trung cấp chuyên môn phù hợp với tình hình, đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương; riêng đối với các xã miền núi thì yêu cầu về chuyên môn có thể thấp hơn.

Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị: Cán bộ chuyên trách cấp xã và trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự phải có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên. Công chức cấp xã tối thiểu phải được đào tạo sơ cấp lý luận chính trị.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã. Đây là tiền đề quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

- Đổi mới công tác tuyển dụng, đẩy mạnh và thực hiện nghiêm túc công tác điều động luân chuyển cán bộ.

- Chú trọng tạo nguồn cán bộ tại chỗ, có chính sách khuyến khích đội ngũ sinh viên mới ra trường về địa phương công tác.

KẾT LUẬN:

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đòi hỏi phải đổi mới một cách căn bản tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương mà đặc biệt là chính quyền xã. Đây cũng chính là nhiệm vụ mà Nghi quyết Trung ương V khóa IX đã đề ra “phải tập trung sức kiện toàn chính quyền cơ sở”.

Để góp phần kiện toàn chính quyền cơ sở, luận văn đã tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

Xác định rõ vị trí, vai trò của chính quyền xã trong hệ thống chính quyền địa phương nước ta, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của bộ máy chính quyền xã qua từng giai đoạn lịch sử ở nước ta. Nêu lên những căn cứ, yêu cầu của việc đổi mới mô hình tổ chức bộ máy chính quyền xã ở nước ta hiện nay.

Phân tích và đánh giá đúng thực trạng về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền xã ở nước ta trong những năm qua. Luận văn tập trung làm sáng rõ những vấn đề sau:

- Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

- Đặc điểm, cơ cấu, trình độ đội ngũ cán bộ chính quyền

Trong phần này, luận văn đã nêu những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và quản lý của chính quyền xã cũng như những hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ chính quyền xã thông qua kết quả điều tra, khảo sát và chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng đó, trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp về đổi mới mô hình tổ chức bộ máy chính quyền xã là:

- Trước hết phải xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền xã.

- Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền xã phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của đổi mới.

- Đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ xã

Vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền xã sao cho phù hợp, sát với thực tế là một vấn đề lớn, phức tạp. Chúng ta không thể áp dụng những mô hình sẵn có mà phải lựa chọn những nhân tố hợp lý của

những mô hình đó sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay của đất nước và vừa làm, vừa phải rút kinh nghiệm để có thể hoàn thiện hơn. Với phạm vi của một luận văn thạc sỹ cũng chỉ xin được đóng góp phần nhỏ bé để có thể từng bước hoàn thiện mô hình chính quyền xã hiện nay

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w