- Yêu cầu để mọi công dân tham gia hoạt động tự quản theo pháp luật ngày càng nhiều và bổ ích hơn
3.3.1. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền xã
Trách nhiệm và thẩm quyền của Hội đồng nhân dân:
Hội đồng nhân dân có các chức năng cơ bản:
- Bàn và quyết định:
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Theo định kỳ bỏ phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu ra.
Trách nhiệm và thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân
- Tổ chức thực hiện pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Thực hiện các nhiệm vụ được cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền phân cấp.
- Giám sát hoạt động tự quản ở các thôn và thực hiện các nhiệm vụ tự quản vượt ra ngoài phạm vi của các thôn theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Trách nhiệm, thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
- Tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động của Uỷ ban nhân dân; đổi mới phong cách làm việc của Uỷ ban nhân dân vì nhân dân, phục vụ nhân dân.
- Thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền hành chính được phân cấp.
- Chuẩn bị các phương án trình Hội đồng nhân dân về những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, báo cáo trước Hội đồng nhân dân, trước nhân dân về những hoạt động của Uỷ ban nhân dân; giới thiệu các Phó chủ tịch, các thành viên của Uỷ ban nhân dân để Hội đồng nhân dân phê chuẩn;
Nhiệm vụ, quyền hạn của thôn:
Từ thực tế nêu trên đây, cần xác định rõ vị trí của thôn là những đơn vị tự quản của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Nhiệm vụ chủ yếu của thôn là: tổ chức cho nhân dân đồng thuận cùng bàn bạc quyết định, cùng trông coi, quản lý về mọi hành vi của các thành viên
trong cộng đồng theo pháp luật, nhằm thực hiện các công việc vì lợi ích dân cư như: Bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong thôn, giải quyết những vấn đề dân sự phát sinh trong thôn; xây dựng gia đình văn hoá truyền thống lễ hội, tu bổ đình chùa, các hoạt động tâm linh lành mạnh; phát huy truyền thống “tình làng-nghĩa xóm” hợp tác, tương trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, tổ chức cuộc sống, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo; xây dựng và tu bổ đường giao thông, vệ sinh môi trường…Xây dựng các thôn vững mạnh, góp phần làm cho xã vững mạnh.