Niềm tin, nghị lực vươn lên, tình yêu thương trong cuộc sống Đó chính là sức mạnh, động lực để con người sống tốt hơn.

Một phần của tài liệu Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 (có đáp án) (Trang 45 - 50)

- Đó chính là sức mạnh, động lực để con người sống tốt hơn.

►Lưu ý: Cho trọn điểm nếu HS hiểu và trả lời đúng thông điệp dù có cách diễn đạt khác. 0.5 0.5 II. LÀM VĂN Câu 1. NLXH

a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: “Chính nghịch cảnh là thầy dạy ta” 0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Nghịch cảnh là gì? Là hoàn cảnh học tập, làm việc không thuận lợi như gặp khó khăn, có sự cản trở .Vậy nếu ta đầu hàng, chịu thua thì sẽ gặp thất bại.

- Bằng mọi cách phải vươn lên, thêm sức mạnh tinh thần để chống lại. Sẽ có thành công nếu ta kiên trì, nhẫn nại. Chính vì thế câu nói đúng, từ trong gian nan ta có thêm kinh nghiệm học hỏi, bước đến thành công ở tương lai.

- Rút ra bài học cho bản thân.

0.25 0.75 0.75

0.25

e. Chính tả, ngữ pháp. 0.25

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò chính là chất vàng mười đã được thử lửa mà Nguyễn Tuân tìm kiếm, người anh hùng trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Hãy phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà (Ngữ văn 12, tập 1) của Nguyễn Tuân để làm rõ ý kiến trên.

5.0đ

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai

được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích hình tượng người lái đò để làm sáng tỏ nhận định. sáng tỏ nhận định.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luậnthành các luận điểm: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

 Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân; tùy bút Người lái đò sông Đà, nhân vật ông lái đò, nhận định.

0.25

 Giải thích nhận định:

- “Ông lái đò chính là chất vàng mười đã được thử lửa mà Nguyễn Tuân tìm kiếm, người anh hùng trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội”: Ông lái đò thể hiện sự am hiểu và làm chủ qui luật thiên nhiên, bản lĩnh, tài năng, sự can đảm và phóng khoáng,…trong cuộc sống hằng ngày chèo đò trên Sông Đà. Ông mang vẻ đẹp của người lao động bình thường nhưng đạt tới trình độ độ điêu luyện trong nghề nghiệp, cống hiến công sức thầm lặng của mình cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

0.25

 Phân tích làm sáng tỏ nhận định:

- Là người có kinh nghiệm, bản lĩnh dày dặn trong nghề lái đò.

- Là người nghệ sĩ tài hoa trong cảnh vượt thác leo ghềnh: Tập trung 03 trùng vi thạch trận. (2.0 điểm).

- Sau trận chiến, ông lái trở về cuộc sống đời thường, ung dung nghệ sĩ: đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ,... 0.5 điểm

Ông lái đò là hình tượng về con người mới: Rất tài hoa nghệ sĩ và anh hùng trong lao động. 0.25 điểm.

2.75

- Nghệ thuật đặc sắc: ngôn ngữ điêu luyện, tưởng tượng độc đáo, vận dụng tri thức nhiều ngành nghệ thuật, xây dựng thành công hình tượng sông Đà và ông lái đò.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp 0.25

Họ tên học sinh: ……… SBD: ………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2019 – 2020 Năm học: 2019 – 2020

Môn: VĂN – Khối 12 Thời gian làm bài: 120 phút

(Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Phải chăng lớn lên là để biết được cuộc sống đa chiều và không ai có thể là người hoàn hảo. Nếu như có ai làm điều không tốt với ta cũng không nên sân si, oán giận. Lớn rồi phải biết cách tha thứ và cảm thông. Không ai hoàn hảo nên ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng quan trọng hơn cả là họ biết sửa chữa những lỗi lầm của mình. Lớn rồi nên trái tim cũng lớn thêm ra, đủ bao dung và ấm áp cho tất cả mọi người.

Phải chăng lớn lên là để biết hoàn thiện bản thân mình hơn, không chỉ về tâm hồn mà còn là về hình dáng bên ngoài nữa. Một nhân viên tốt nếu có thêm ngoại hình ưa nhìn và phong cách chuyên nghiệp thì sẽ phục vụ tốt hơn cho công việc phải không nào?

Phải chăng lớn lên là để biết đôi khi con người ta nên học cách chấp nhận những thất bại, có những cố gắng hết mình nhưng chẳng đi đến đâu hoặc là kết quả không như ý muốn. Đừng buồn vì cuộc sống thử thách quá khắc nghiệt với mình, mọi sự trên đời xảy ra đều có lí do. Khi bản thân đầy đủ những vết tích của cuộc sống, tâm hồn bạn trở nên rắn rỏi và bình yên. Ngoảnh nhìn lại rồi bạn sẽ thấy khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay: trưởng thành – mạnh mẽ – và bình yên trước bão táp của cuộc đời.

(Anthony Robbins, Đánh thức con người phi thường trong bạn, NXB Tổng hợp Tp HCM, 2015)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chinh của văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Nội dung chủ yếu của văn bản trên là gì? (0.5 điểm)

Câu 3: : Cho biết biện pháp tu từ cú pháp nổi bật nhất được sử dụng trong văn bản trên và tác dụng của nó. (1.0 điểm)

Câu 4 Theo anh/ chị tại sao Anthony Robbins lại viết “Lớn rồi phải biết cách tha thứ và

cảm thông (1.0 điểm)

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Anthony Robbins được nêu trong câu: “khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn

hôm nay”.

Câu 2: Nghị luận văn học (5,0 điểm)

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ (Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2018)

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Theo anh/ chị những suy nghĩ của Xuân Quỳnh về tình yêu trong đoạn thơ trên có còn phù hợp với giới trẻ hôm nay?

ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM)

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ chính luận (0.25 điểm) và phương thức biểu đạt nghị luận (0.25 điểm)

Câu 2 Nội dung văn bản đề cập đến những yêu cầu cần phải có khi người ta trưởng thành.( 0.5

điểm)

Câu 3: . Phép tu từ cú pháp nổi bật nhất: Phép điệp cấu trúc (lặp cú pháp)/ câu hỏi tu từ. Biểu hiện cụ thể: “Phải chăng lớn lên là để…” lặp lại nhiều lần trong đoạn trích.( 0.5 điểm) Tác dụng( 0.5 điểm)

- Nhấn mạnh sự trưởng thành trong nhận thức của con người khi ta lớn lên. - Tạo giọng điệu mạnh mẽ, gây sự chú ý, mang tính tranh luận.

Câu 4. Theo tác giả, “Lớn rồi phải biết cách tha thứ và cảm thông” vì:

- Cuộc sống đa chiều, không ai là hoàn hảo, ai cũng có thể mắc sai lầm.

- Biết cách tha thứ và cảm thông là những biểu hiện của sự trưởng thành, chín chắn

Trả lời đầy đủ các ý trên: 1,0 điểm. Thiếu mỗi ý trừ 0,5 điểm

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) Câu 1. Nghị luận xã hội: (2,0 điểm) Câu 1. Nghị luận xã hội: (2,0 điểm) a/ Yêu cầu về kỹ năng:

HS biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, trình bày rõ ràng, tôn trọng người đọc.

b/ Yêu cầu về kiến thức:

- Xác định được trọng tâm vấn đề cần bàn.

- Hiểu được rằng khó khăn, trở ngại là điều không tránh khỏi trong cuộc đời mỗi người. Cách mà ta đối diện với khó khăn sẽ tạo nên hình ảnh con người mình ở hiện tại hoặc trong tương lai.

- Phê phán thái độ thiếu tự tin, yếu đuối, hèn nhát; hoặc chủ quan, thiếu sự tỉnh táo trước khó khăn.

c/ Biểu điểm:

Điểm 2: Bài làm sâu sắc, có cảm xúc, văn viết lưu loát.

Điểm 1 : Nắm được yêu cầu của đề song viết còn chung chung, thiếu dẫn chứng cụ thể, diễn đạt còn vụng.

Điểm 0: Để giấy trắng.

Lưu ý: Nếu viết thành bài nghị luận, tối đa chỉ được 1,0 điểm

Câu 2. Nghị luận văn học: ( 5,0 điểm)

 Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, nắm vững kĩ năng phân tích thơ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, văn viết có cảm xúc.

- Không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Khuyến khích những bài viết thể hiện cá tính, sáng tạo.  Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song trên cơ sở của việc phân tích đoạn thơ, học sinh cần chỉ ra được những vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Cụ thể bài làm cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản:

1. Giới thiệu ngắn gọn (1,0 điểm) - Tác giả Xuân Quỳnh - Tác giả Xuân Quỳnh

- Đoạn thơ cần phân tích + Trích dẫn đoạn thơ

2. Cảm nhận về đoạn thơ (2,0 điểm)

Qua việc phân tích đoạn thơ, học sinh phải nêu được những cảm nhận của bản thân về cái hay của đoạn trích và cái tài của tác giả. Đó là:

 Đoạn thơ nói về sóng nhưng lại gợi nhiều liên tưởng đến tình yêu : cả hai đều có nhiều cung bậc, trạng thái và luôn hướng đến cái lớn lao, cao cả (Khổ 1); bất biến với thời gian( khổ 2)

 Đoạn thơ cho thấy nhiều vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

3. Đánh giá (1,0 điểm)

- Sóng là một trong những bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh.

- Viết về tài cũ nhưng Xuân Quỳnh có cách thể hiện riêng (ngôn ngữ, âm điệu, nhân vật trữ tình…), qua đó tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình yêu và thích thú với những phát hiện của tác giả..

4. Liên hệ (1,0 điểm)

- Học sinh có quyền nêu những nhận xét của cá nhân với quan điểm của riêng mình ( cho rằng vẫn còn rất đúng hoặc cho rằng không còn phù hợp) nhưng phải lập luận có sức thuyết phục.

- Không cho điểm tối đa nếu nhận xét sơ sài hoặc quá chung chung. - Không cho điểm cách viết thiếu tôn trọng.

Biểu điểm:

o Điểm 5: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề. Biết sử dung các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Có khả năng cảm thụ tốt. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ; có cảm xúc và sáng tạo.

o Điểm 3 – 4: Hiểu nhưng trình bày chưa có chiều sâu, phân tích đôi chỗ còn vụng. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi chảy, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

o Điểm 2: Bài làm còn sơ sài, nhiều chỗ sa vào diễn xuôi ý thơ. Mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

o Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi diễn đạt. o Điểm 0: Không làm bài.

Một phần của tài liệu Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 (có đáp án) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)