II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I: 2019-2020 Môn: Ngữ Văn
Môn: Ngữ Văn 12
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU
1 Phương thức biểu đạt: Tự sự 1.0
2 - Đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi:
Vì ba người sống với ba lí do khác nhau nhưng đều thụ động, vô vị, nhàm chán, mệt mỏi, nặng nề… Họ không cho bản thân cơ hội được tận hưởng cuộc sống tươi đẹp, cả ba người không ai sống vì chính ước mơ, hạnh phúc của mình. ….
1.0
3
+ Để cuộc đời trở nên thú vị và ý nghĩa hơn mỗi chúng ta cần xác định được được mục đích đúng đắn. Bởi mục đích sống chính là lí tưởng, là kim chỉ nam cho nhận thức và hành động. + Muốn cuộc đời có ý nghĩa và thú vị hơn, bên cạnh việc sống để tồn tại, để gánh vác trách nhiệm, bổn phận thì cân có thêm lí tưởng sống cao đẹp, ước mơ, hoài bão, niềm đam mê sáng tạo, say mê lao động, cống hiến…
+ Mỗi người cần biết trân trọng cuộc sông, đón nhận cuộc sống bằng tất cả niềm say mê….
+ Nếu mục đích sống của chúng ta không đúng đắn, không phù hợp thì chúng ta không thể tìm ra niềm vui trong cuộc sống.
(Hs có thể có nhiều cách trình bày quan niệm của bản thân
nhưng cần đạt được các ý trên)
II LÀM VĂN 7.0
Anh(chị) cảm nhận hai đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: khổ 1,2 và khổ 9
Từ đó nhận xét về sự vận động trong hình tượng Sóng và Em.
7.0
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết làm bài văn nghị luận văn học: xác định đúng trọng tâm yêu cầu đề, tìm ý và xây dựng hệ thống luận điểm, biết cách triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh có bố cục 3 phần.
0.25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm nhận 2 đoạn thơ và làm nổi bật sự vận động trong nhận thức của nhân vật trữ tình
0.5
c.Yêu cầu về kiến thức
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng, vấn đề cần nghị luận
2.Thân bài:
*Giới thiệu chung về bài thơ, xác định vị trí của đoạn thơ
*Phân tích:
-Khổ 1: Những trạng thái, cung bậc phong phú, phức tạp, đối lập mà thống nhất của Sóng cũng là những trạng thái của người con gái khi yêu.
+Hình ảnh ẩn dụ
+Nghệ thuật : đối lập tương phản; sử dụng những tính từ... + Sóng không chấp nhận không gian chật hẹp tù túng..
->tìm tới không gian bao la rộng lớn. Cũng giống như Sóng, em từ bỏ tình yêu ích kỉ, tầm thường để tìm đến một tình yêu đích thực hơn.
0.5
-Khổ 2: Nhà thơ khẳng định tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ.
+ Hai câu thơ đầu là nỗi thổn thức của trái tim yêu. Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” – “ngày sau” càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng, khẳng định sự trường tổn vĩnh cửu của tình yêu. + Hai câu thơ sau, nhà thơ khẳng định tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ=> Xuân Quỳnh đã thấu hiểu và diễn tả điều đó một cách tự nhiên và chân thành
-Khổ 9: Từ những chiêm nghiệm ấy, em đã ao ước, khát khao
được hóa thân vào Sóng để hướng đến một tình yêu trường tồn, vĩnh hằng, bất tử.
* Những đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ năm chữ nhịp ngắn, giàu nhạc điệu; hình ảnh ẩn dụ đồng hiện giữa “sóng” và “em”; từ ngữ, hình ảnh khơi gợi nhiều cảm xúc.
* Sự vận động của hình tượng Sóng, Em:
– Ở hai khổ đầu, sóng chỉ đơn thuần là một chi tiết nghệ thuật được nhân vật trữ tình chiêm ngưỡng với những suy ngẫm sâu xa để từ đó phát hiện giữa sóng và em có những tương đồng đến kì lạ: đầy phức tạp, bí ân nhưng đã khái quát hóa thành quy luật trường tồn.
– Đến khổ cuối, sóng không còn đóng vai một đối tượng khơi gợi cảm xúc nữa mà thật sự đã trở thành một hình tượng song hành, đồng hiện cùng với hình tượng “em”. Khát vọng của em đã tan ra thành “trăm con sóng”; giai điệu của sóng cũng là lời bài hát ca ngợi một tình yêu trường tồn, bất tử.
–Em không còn là một cái tôi đầy xúc cảm phức tạp nữa mà suy tư , chín chắn hơn. Đó là một cái tôi đầy mãnh liệt, khao khát nhưng không phải từ một ái tình liều lĩnh, bất chấp mà là
cái tôi muốn hòa vào sự bất tử của thiên nhiên để hát mãi khúc tình ca.
-Em và Sóng từ hai hình tượng tách bạch, đơn lẻ đã có sự hòa quyện, đồng điệu. Sự vận động trong hai hình tượng cũng là sự chuyển biến trong mạch cảm xúc của Xuân Quỳnh.
3.Kết luận:
0.5
d.Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câ 0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận.
0.5
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
Họ và tên thí sinh:…………...Số báo danh……...
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“… Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình, họ quen hoặc thích được người khác sắp xếp hơn, từ những việc nhỏ như thi vào trường đại học nào, học chuyên ngành gì, đến những chuyện lớn như đi đến nơi nào để phát triển sự nghiệp, lựa chọn ngành nghề nào, làm công việc gì.
Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta. Không phải họ không muốn mà là không thể chịu trách nhiệm, kể cả bố mẹ chúng ta.
…Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh được việc phải đóng vai hành khách.
Kinh nghiệm của những người thành đạt cho chúng ta thấy, bất kì một cuộc sống lí tưởng, hạnh phúc, thành đạt nào, về cơ bản cũng đều được quyết định bởi những lựa chọn và hành động của chính bản thân họ”.
(Trích “Bí quyết thành công của Bill Gates”, Khẩm Sài Nhân, NXB HồngĐức)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2. “Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình”. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về nhận định trên.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta”?
Câu 4.Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? ( viết một đoạn văn 7-10 dòng).