LÀM VĂN (6.0 điểm)

Một phần của tài liệu Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 (có đáp án) (Trang 37 - 42)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

...Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó...

( Đất Nước, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 118)

Qua đó hãy nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian và những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt.

……….. Hết………

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM

Đọc hiểu

4.0

Câu 1 Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: chính luận 0.5 Câu 2 - Hs trình bày quan điểm của riêng mình. Câu trả lời cần hợp lí,

có sức thuyết phục. Tham khảo các hướng trả lời sau:

- Nếu đồng tình, vì: nhiều thanh niên sống ỷ nại, thụ động, quen hoặc thích người khác sắp xếp hơn.

- Nếu không đồng tình, vì: Có rất nhiều bạn trẻ sống chủ động, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm và đã đạt được thành công từ rất sớm.

- Nếu vừa đồng tình vừa phản đối: kết hợp cả 2 cách lập luận trên.

1.0

Câu 3 Tác giả cho rằng: “Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương

hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta” vì:

- Mỗi lựa chọn sẽ đều tác động trực tiếp lên cuộc sống của chính mỗi chúng ta chứ không phải của ai khác.

- Không ai có thể đi cùng ta hết cả cuộc đời, mỗi chúng ta sẽ là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng chịu hậu quả hoặc kết quả từ những lựa chọn cho cuộc sống của chính bản thân mình.

1.0

Câu 4 Học sinh bày tỏ quan điểm của mình.Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. Tham khảo các hướng trả lời sau:

- Cần làm chủ cuộc sống của chính bản thân mình.

- Mỗi lựa chọn trong cuộc sống đều liên quan trực tiếp đến thành bại của mỗi người.Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, cẩn trọng, trách nhiệm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn.

1.5

Làm văn

Cảm nhận đoạn thơ trong đoạn trích “Đất nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng”– Nguyễn Khoa Điềm. Qua đó nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian và những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt.

6.0

1.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị

luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.

2.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận vềđoạn thơ nêu

trong đề bài và thấy được cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian và những đóng góp riêng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Vài nét về tác giả, tác phẩm

-Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu

0.5

0.5

4.0

0,5

chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.

-Trường ca “Mặt đường khát vọng” là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nguyễn Khoa Điềm. Tác phẩm viết năm 1971 tại chiến khu Trị -Thiên giữa không khí sục sôi chống Mỹ của cả dân tộc. - Đoạn trích nằm ở phần đầu của văn bản “Đất nước”, được trích phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”.Đoạn thơ trích dẫn dưới đây là đoạn đặc sắc, thể hiện rõ nét quan niệm của nhà thơ về đất nước văn hóa truyền thống, đất nước của Nhân dân, và phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm.

* Cảm nhận về đoạn thơ

-Những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc về thời điểm ra đời của Đất Nước( Đất Nước có tự bao giờ):

+Đất Nước là những thứ gần gũi, thân thuộc gắn bó với mỗi con người từ khi phôi thai. Đất Nước là một quá trình dài hình thành và phát triển, là một khái niệm tự nhiên ngay từ khi sinh ra và lớn lên.Thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.

+ Tác giả cảm nhận đất nước bằng chiều sâu văn hóa – lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người “ngày xửa ngày xưa”, và gợi những bài học về đạo lí làm người qua các câu chuyện cổ tích thấm đượm nghĩa tình.Đất nước có tự ngàn xưa, từ rất lâu đời và còn cho đến muôn đời sau.

- Những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc về quá trình hình thành của Đất Nước:

+ Bắt đầu với phong tục ăn trầu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, gợi về hình ảnh người bà thân thuộc, gợi câu chuyện về sự tích trầu cau: nhắn nhủ nghĩa tình anh em sâu đậm, tình cảm vợ chồng nhân nghĩa thủy chung.

+ Hình ảnh “cây tre” gợi nhớ truyền thuyết “Thánh Gióng” cũng như truyền thống yêu nước, chống giặc kiên cường, bền bỉ; gợi lên hình ảnh con người Việt Nam cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó.

- Những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc về văn hóa, phong tục tập quán của Đất Nước:

+ Tập quán bới tóc sau đầu của mẹ, nhắc nhở về tình cảm vợ chồng sắc son, sâu nặng qua hình ảnh “gừng cay”, “muối mặn”: là nét đẹp văn hóa được truyền lại cho thế hệ sau.

+ “Cái kèo cái cột thành tên : ghi dấu sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của dân tộc, mỗi cái cột, cái kèo được đặt tên, thể hiện văn

0.5

0.5

hóa và tâm hồn của dân tộc Việt.

+ Tái hiện nền văn minh lúa nước “hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”.

+ “Đất nước có từ ngày đó”: câu thơ là lời tổng kết Đất Nước là những gì bình dị, đời thường. Đất Nước được tạo ra từ những nhọc nhằn, vất vả, gian khổ của thế hệ đi trước. Đất Nước không phải quá xa vời, cao quý và khó tiếp nhận, Đất nước hiện hữu thật gần, thật giản dị mà thiêng liêng.

- Nghệ thuật: sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian ( cổ tích, truyên thuyết, ca dao, tục ngữ…); giọng điệu trầm lắng, suy tư, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị…Đất Nước vừa thiêng liêng, tôn kính vừa gần gũi, thiết tha.

=> Suy ngẫm sâu sắc về đất nước, thể hiện niềm tự hào và thái độ tôn trọng bề dày văn hóa của dân tộc.

* Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian và những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt.

-Nhận xét:

+ Tác giả sử dụng các chất liệu văn hóa dân quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam: phomg tục, tập quán, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ.

+ Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng mới lạ, sáng tạo: không trích dẫn nguyên văn ca dao, tục ngữ; không kể lể dài dòng các phong tục tập quán, các truyện cổ tích, truyền thuyết…mà chỉ bắt lấy cái hồn của các chất liệu dân gian để gợi những liên tưởng, suy ngẫm, tạo cảm giác vừa quen, vừa lạ. Qua đó ta thấy Đất Nước vừa gần gũi, bình dị vừa lớn lao, kỳ vĩ.

- Đóng góp:

+ Nguyễn Khoa Điềm đem đến khám phá mới mẻ, ý nghĩa về Đất Nước trong bề dày của văn hóa dân gian. Chất liệu văn hóa dân gian góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.

+ Đoạn thơ khẳng định tài năng sáng tạo, sự am hiểu tường tận về văn hóa dân gian của tác giả.

+ Nhận thức mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước, về Nhân Dân, thể hiện tư tưởng yêu nước của nhà thơ và đóng góp của ông đối với thơ ca dân tộc.

0.5

1.5

4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ

pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.5

ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0 --- Hết --- --- Hết ---

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:

Cảm ơn đêm tối mênh mông

Cho tôi biết quý nắng hồng sớm mai Cảm ơn tuyết gió lạnh vai

Cho tôi hiểu thấu tình ai không nhà Cảm ơn ngày tháng bôn ba

Cho tôi kiên nhẫn bước xa dặm ngàn Cảm ơn những lúc gian nan

Cho tôi sức mạnh vượt tràn lo âu Cảm ơn bịnh tật ốm đau

Cho tôi chia gánh khổ sầu người mang Cảm ơn khi gặp trái ngang

Cho tôi đứng dậy vững vàng đi qua

Cảm ơn vạn vật bốn mùa

Cho tôi đón nhận món quà thiên nhiên Cảm ơn giây phút muộn phiền

Cho tôi tìm kiếm bình yên lại gần Cảm ơn từng chút ân cần

Cho tôi trân trọng tình thân trong đời Cảm ơn nước mắt – nụ cười

Cho tôi trọn vẹn phận người phù du.

(Tâm Đoan, Cảm ơn, https://poem.tkaraoke.com)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2.Trong văn bản, tác giả đã cảm ơn điều gì? (0.5 điểm)

Câu 3.Vì sao tác giả lại cảm ơn những lúc gian nankhi gặp trái ngang? (1.0 điểm) Câu 4. Thông qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì? (1.0 điểm)

Một phần của tài liệu Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 (có đáp án) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)