Xác định ngưỡng oxy của cá bột

Một phần của tài liệu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ, Oxy, Ph Đến Sự Phát Triển Phôi, Cá Bột Mè Trắng (Trang 26)

Dụng cụ thí nghiệm: Sử dụng lọ nút mài 125ml.

Tiến hành thí nghiệm: Thu 300 con cá bột vào lọ nút mài 180ml chứa đầy nước và đậy nút lại thật kín, tiếp tục theo dõi đến khi nào cá bột không còn hoạt động nữa thì kết thúc thí nghiệm và cố định mẫu nước để tiến hành phân

Bocal 5 lít chứa trứng hoặc cá bột ở pH 3,0

Cốc 0,5 lít chứa trứng hoặc cá bột ở pH 3,0

tích mẫu nước và xác định giới hạn oxy (dụng cụ đo oxy hoặc chuẩn độ bằng phương pháp Winkler) tại thời điểm đó cá bột chết.

Nếu chuẩn độ bằng phương pháp Winkler cần các hóa chất sau:

Hóa chất sử dụng để cố định mẫu nước:

 MnSO4

 KI – NaOH

Hóa chất phân tích mẫu nước:  H2SO4 đặc  Hồ tinh bột  Na2S2O3

3.3.6 Phương pháp xử lý và đánh giá số liệu

Các số liệu thu thập được tính theo giá trị trung bình cộng và có độ lệch chuẩn.

Phần IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Nước là môi trường sống duy nhất của cá, cho nên mọi sự biến động thủy lý hóa trong nước đều có ảnh hưởng đến đời sống cá nói chung và đến quá trình phát triển phôi và sinh trưởng của cá con nói riêng. Mọi sự biến động này đã được chúng tôi nghiên cứu và thu được một số kết quả như sau.

4.1 Ngưỡng nhiệt độ của phôi, cá bột của cá mè trắng.

Cá là động vật biến nhiệt nên sự biến động nhiệt độ của môi trường đều ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến đời sống của chúng. Cá mè trắng là cá đặc trưng của vùng á nhiệt đới, nên nhiệt độ có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển của chúng.

Nhiệt độ là một yếu tố môi trường rất quan trọng và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến đời sống của cá nói chung và đối với từng giai đoạn phát triển nói riêng. Đặc biệt là đối với giai đoạn phát triển phôi, vì thế để biết được ngưỡng nhiệt độ của phôi, nghiên cứu đã được tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng này. Sau đây là kết quả thu được.

4.1.1 Đối với phôi cá

Bảng 4.1 Ngưỡng nhiệt độ của phôi cá mè trắng

Ngưỡng nhiệt độ (oC)

Loài Lần thí nghiệm

Ngưỡng trên Ngưỡng dưới

I 33,6 7,9

II 31,9 9,2

III 34,1 8,1

Cá mè trắng

Trung bình 33,2 8,4

Kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy phôi của cá mè trắng có ngưỡng nhiệt độ trên là 33,2 ± 1 oC. Còn ngưỡng nhiệt độ dưới của phôi là 8,4 ± 0,8 oC. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của phôi. Phản ứng của phôi cá đối với nhiệt độ đã phản ánh khá rõ tính thích nghi với điều

kiện nhiệt độ của loài cá trong quá trình phát dục cá thể. Trong trường hợp các nhân tố khác ( lượng oxy hòa tan, ánh sáng và chất nước) bình thường thì tốc độ phát dục phôi thai của cá nuôi cũng như các loài cá khác, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện nhiệt độ. Nhiệt độ nước cao thì quá trình ấp nở nhanh, ngược lại nhiệt độ nước thấp thì ấp nở chậm. Ở 30oC sự phát triển phôi chịu ảnh hưởng xấu. Tại đây phôi bị hư hỏng nhiều, tỷ lệ nở thấp, tỷ lệ dị hình cao. Tại 31oC, phôi bị hư hỏng hoàn toàn.

Trong quá trình thí nghiệm nhận thấy rằng: Nếu nhiệt độ càng tăng cao thì thời gian nở của trứng sẽ được rút ngắn, nhưng tỷ lệ dị hình sẽ tăng cao. Do khi nhiệt độ tăng quá cao phôi cá chưa kịp hình thành đầy đủ các cơ quan của cơ thể thì trứng đã nở, vì thế tỷ lệ dị hình tăng cao hoặc trứng không nở được do không đủ các cơ quan. Nhiệt độ thích hợp để cho phôi cá phát triển là 24 – 28oC ở nhiệt độ này sẽ rất thích hợp cho quá trình thành lập các cơ quan ở cơ thể của cá con. Đồng thời cũng tương đối thích hợp như điều kiện khí hậu của vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2 Đối với cá bột

Bảng 4.2 Ngưỡng nhiệt độ của cá bột mè trắng

Ngưỡng nhiệt độ (oC)

Loài Lần thí nghiệm

Ngưỡng trên Ngưỡng dưới

I 37,1 7,4

II 39,2 8,3

III 36,8 7,7

Cá mè trắng

Trung bình 37,7 7,8

Từ kết quả Bảng 4.2 nhận thấy ngưỡng nhiệt độ trên của cá bột mè trắng là 37,7 ± 1,5oC. Ngưỡng nhiệt độ dưới của cá bột mè trắng là 7,8 ± 0,5oC.

Hiện nay cá mè trắng đang dần dần được nuôi phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được nuôi khá phổ biến ở nhiều loại hình mặt nước ở nước ta. Cá thích sống những nơi có nhiệt độ thích hợp trong khoảng 22 – 28 oC.

Qua kết quả phân tích ở trên nghiên cứu nhận thấy rằng nếu như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng xấu cho cá nhất là đối với giai đoạn cá con

nhỏ. Vì nhiệt độ có liên quan đến nhiều yếu tố khác trong môi trường nước như: hô hấp của cá, oxy hòa tan, CO2 hòa tan trong nước… và đồng thời nhiệt độ còn quyết định tần số hô hấp, sự phát triển của tế bào trứng và cũng sẽ làm thoái hóa chúng, nếu như ở trong điều kiện không thích hợp.

4.2 Nhiệt độ không sinh học của cá bột mè trắng (To)

Tốc độ các quá trình phát triển và thoái hóa tuyến sinh dục gia tăng cùng sự gia tăng của nhiệt độ. To cũng có giá trị không đổi và đặc trưng theo loài. Nó có ý nghĩ rất lớn trong thực tiễn nuôi trồng thủy sản, trong nuôi cá bố mẹ, là cơ sở quan trọng cho sự tái thành thục nhanh hay chậm của cá bố mẹ được nuôi.

Để tìm hiểu về nhiệt độ không sinh học của loài nghiên cứu đã được tiến hành và thu được kết quả sau

Bảng 4.3 Nhiệt độ không sinh học của cá mè trắng

Loài Lần thí nghiệm Nhiệt độ không sinh học (oC)

I 10,3

II 9,5

III 10,8

Cá mè trắng

Trung bình 10,2

Từ kết quả ở Bảng 4.3 nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ không sinh học của cá mè trắng giai đoạn 2 tế bào đến khi mới nở là 10,2 ± 0,5oC. Ở nhiệt đó cá bắt đầu tê liệt các chức năng bắt đầu ngưng hoạt động. Cơ chế trao đổi chất trong cơ thể cá cũng tạm thời gián đoạn.

4.3 Ngưỡng pH của phôi, cá bột mè trắng

pH là yếu tố vô sinh nhưng rất quan trọng và quyết định chất lượng của trứng cũng như cá bột, đồng thời nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, hoạt động của cá cũng như sự phát triển của phôi cá. Vì nước là môi trường sống chủ yếu của cá, do đó nếu pH của môi trường nước quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi và cá con. Để biết được ngưỡng pH của phôi và cá con nghiên cứu đã được tiến hành thí nghiệm và sau đây là kết quả mà nghiên cứu thu được.

4.3.1 Đối với phôi cá mè trắng

Bảng 4.4 Ngưỡng pH của phôi cá mè trắng

Ngưỡng pH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loài Lần thí nghiệm

Ngưỡng trên Ngưỡng dưới

I 8,2 4,3

II 9,0 3,8

III 8,9 4,4

Cá mè trắng

Trung bình 8.7 4.1

Từ kết quả ở Bảng 4.4 nhận thấy pH quá cao hay quá thấp thì tỷ lệ nở thấp tỷ lệ dị hình cao. Vì pH làm tê liệt chức năng trao đổi chất và làm biến tính lớp màng nhầy bên ngoài của trứng cá, do đó pH quá cao hoặc quá thấp thì khả năng chịu đựng của phôi cá sẽ giảm đi một cách đáng kể.

Đối với ngưỡng pH trên của phôi cá mè trắng là 8.7 ± 0,3 đơn vị, ngưỡng pH dưới của phôi cá mè trắng là 4.1 ± 0,2 đơn vị, thì phần lớn cá không còn phát triển được, hơn 50% phôi cá đều chết. Qua quá trình khảo sát sự ảnh hưởng của pH đối với sự phát triển của phôi nghiên cứu nhận thấy pH: 4,0 – 9,0 phôi vẫn còn khả năng phát triển được nhưng không tốt lắm.

Theo một số tài liệu thì pH từ 6,5 – 8 là tốt nhất cho phôi cá phát triển, cá mè trắng có thể sống đượcở pH: 5,5 – 9.

4.3.2 Đối với cá bột của cá mè trắng

Bảng 4.5 Ngưỡng pH của cá bột cá mè trắng

Ngưỡng pH

Loài Lần thí nghiệm

Ngưỡng trên Ngưỡng dưới

I 8,9 3,3

II 9,6 3,8

III 8,8 4,0

Cá mè trắng

Trung bình 9.1 3,7

Ở kết quả Bảng 4.5 nhận thấy ngưỡng trên pH của cá bột mè trắng là 9.1 ± 0,5 đơn vị còn ngưỡng dưới của cá bột mè trắng là 3,7 ± 0,3 đơn vị. Ở giá trị này

cá chết 50% số con. Nhiều tài liệu cho biết cá con có thể sống và hoạt động được ở pH dao động là 6,0 – 6,5 , tốt nhất là 6,5 – 8.

Khi pH quá cao hoặc quá thấp nó sẽ làm rối loạn các chức năng hoạt động của cá con. Trong đó trung tâm điều khiển mọi hoạt động là hệ thần kinh, khi hệ thần kinh bị rối loạn hoặc tê liệt do ảnh hưởng của hóa chất, chúng sẽ khó có khả năng phục hồi lại bình thường mọi hoạt động. Do đó cá hoạt động yếu đi và chết ở pH cao hoặc thấp.

4.4 Lượng tiêu hao oxy ( cường độ hô hấp) của phôi cá mè trắng

Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước. Nó rất cần đối với đời sống sinh vật, đặc biệt đối với thủy sinh vật. Nước là môi trường sống của cá, hệ số khuếch tán trong nước thấp hơn trong khí quyển, nên ở trong nước thường xuyên xảy ra hiện tượng thiếu oxy.

Theo Verradski (1960) đã nhận xét: “ cuộc đấu tranh sinh tồn trong thủy quyển là cuộc đấu tranh giành lấy oxy”.

Để biết được lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết đối với các giai đoạn phát triển của phôi, nghiên cứu đã được tiến hành thí nghiệm để xác định hàm lượng tiêu hao oxy của cá mè trắng ở giai đoạn phôi theo phương pháp bình kín. Sau đây là kết quả mà nghiên cứu thu được.

Bảng 4.6 Hàm lượng tiêu hao oxy của phôi mè trắng

Loài Lần thí nghiệm Lượng tiêu hao oxy

( mgO2/1000trứng/giờ) I 0,29 II 0,28 III 0,3 Cá mè trắng Trung bình 0,29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy mức tiêu hao oxy của phôi cá mè trắng qua các lần thí nghiệm trung bình là 0,29 mgO2/1000trứng/giờ trong điều kiện nhiệt độ nước 27oC – 29oC.

Đối với cá ở các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu về oxy cũng sẽ khác nhau, thường ở giai đoạn càng nhỏ thì nhu cầu oxy càng cao và ngược lại. Trứng bán trôi nổi, có hàm lượng carotenoid thấp thì cần hàm lượng oxy hòa tan cao hơn. Do đó nhu cầu oxy giai đoạn phôi là rất quan trọng cho sự phát triển của chúng.

Trong từng giai đoạn phát triển phôi, tùy đặc điểm từng loại trứng mà nhu cầu oxy khác nhau. Đối với các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu oxy cũng khác nhau.

4.5 Ngưỡng Oxy của cá bột

Trong đời sống của cá để duy trì được sự sống, phát triển và lớn lên thì chúng cần phải hô hấp để trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Trong quá trình hô hấp thì cần phải có oxy, nếu không có oxy thì cá sẽ không thực hiện được quá trình hô hấp. Do đó cá sẽ chết do thiếu oxy để thở. Nên khi hàm lượng oxy bị giảm thấp thì quá trình trao đổi chất của cá sẽ không còn ổn định, cá hoạt động nhanh tiêu hao nhiều năng lượng: Tần số hô hấp tăng và cá sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, tần số hô hấp tăng và cá sẽ tiêu thụ nhiều oxy, nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu oxy, sau một thời gian cá sẽ bị chết ngạt do ngạt thở.

Để biết được giá trị nào của oxy cá con sẽ bị chết ngạt do thiếu oxy, nghiên cứu đã được tiến hành thí nghiệm để xác định ngưỡng oxy của cá con bằng

phương pháp bình kín và sau đây là kết quả mà nghiên cứu thu được.

Bảng 4.7Ngưỡng oxy của cá mè trắng

Loài Lần thí nghiệm Ngưỡng oxy ( mg/lít)

I 0,96

II 1, 03

III 0,98

Cá mè trắng

Trung bình 0,99

Kết quả Bảng 4.7 cho thấy ngưỡng oxy của cá mè trắng giai đoạn cá bột trung bình là 0,99 mg/lít trong điều kiện nhiệt độ nước 27oC – 29oC.

Ở giai đoạn càng nhỏ thì ngưỡng oxy càng lớn, vì ở giai đoạn nhỏ cá hô hấp nhiều hơn, khoảng cách giữa hai lần hô hấp nhanh hơn ở cá lớn, cho nên sức chịu

đựng của cá nhỏ đối với sự thiếu hụt oxy sẽ kém hơn so với cá lớn. Qua đó có thể nói ngưỡng oxy là hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp nhất làm cho cá chết ngạt.

Từ kết quả phân tích trên có một số nhận xét: Oxy là yếu tố quyết định sự sống của cá, tình trạng sức khỏe, cũng như tất cả mọi hoạt động khác của cá. Cho nên trong quá trình ương nuôi cá nhất thiết không cho phép sự thiếu hụt oxy xảy ra, nghĩa là không được để oxy trong môi trường đạt đến ngưỡng gây chết.

5.1 Kết luận

Ngưỡng nhiệt độ trên của phôi cá mè trắng là 33,2oC và ngưỡng dưới là 8,4oC.

Ngưỡng nhiệt độ trên của cá bột mè trắng là 37,7oC và ngưỡng dưới là 7,8oC.

Nhiệt độ không sinh học của cá mè trắng từ giai đoạn 2 tế bào đến mới nở là 10,2oC.

Ngưỡng pH trên của phôi cá mè trắng là 8,7 đơn vị và ngưỡng dưới là 4,1đơn vị .

Ngưỡng pH trên của cá bột cá mè trắng là 9,1đơn vị và ngưỡng dưới là 3,7đơn vị.

Hàm lượng tiêu hao oxy của phôi cá mè trắng trung bình là 0,29 mg/1000 trứng/giờ.

Ngưỡng oxy ở giai đoạn cá bột của cá mè trắng là 0,99 mg/lít.

5.2 Đề xuất

Kết quả nghiên cứu trên đây chỉ là bước đầu tiên và có lặp lại trên phôi và cá bột của cá mè trắng. Trước đây đã có các thí nghiệm trên phôi và cá bột các đối tượng như cá trê vàng và thát thác lát còm cũng đã có những số liệu khá khả quan cho nghiên cứu sản xuất giống. Trong thời gian tới, cần bố trí thêm thí nghiệm ở các giai đoạn sau của loài mè trắng và các loài khác để đa dạng thêm đối tượng nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm, 2008. Sản xuất cá giống. Khoa thủy sản, ĐHCT.

Nguyễn Hoàng Thân, 2006. Sinh sản cá mè trắng (Hypophthalmichthys harmandi). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản, ĐHCT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Võ Thị Thùy Trang, 2009. Ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, oxy, pH đến sự phát triển phôi và cá bột thác lác cườm và trê vàng. Khoa thủy sản, ĐHCT.

Nguyễn Huy Điền, 2008. Kỹ thuật ương cá giống cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ và cá trôi. Trung tâm KNKNQG

Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa thủy sản, ĐHCT.

Ngô Thị Hạnh, 2001. Tiếp tục nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học, biện pháp kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương cá lóc (channa striatus, 1797). Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành thủy sản, ĐHCT.

Nguyễn Văn Thường, 2006 – 2007. Sinh thái thủy sinh vật. Khoa thủy sản, ĐHCT.

Chung Lân, 1969. Sinh học vật và sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Quang Long và Mai Đình Yên, 1985. Cơ sở sinh lý sinh thái. NXB Nông Nghiệp, 179tr.

Vương Trung Hiếu, 2006. Kỹ thuật nuôi cá chép và cá mè. NXB Đồng Nai, 154tr.

Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa thủy sản, ĐHCT.

(Nguồn: Kỹ thuật Nuôi cá mè trắng, mè hoa, NXB Nông nghiệp - 2000, tr.83-92).

Đàm Bá Long. Kỹ thuật sản xuất cá giống. ĐH thủy sản Nha Trang Dương Tuấn, 1981. Sinh lý C. Trường Đại học Hải sản.

Bộ Thuỷ sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, 2001. Cá nước ngọt Việt nam, Tập 1 Họ cá Chép (Cyprinidae), NXB Nông nghiệp.

Đỗ Thị Thanh Hương, Trần Thị Thanh Hiền, 2000. Sinh lý động vật thủy

sinh. Khoa thủy sản, ĐHCT.

Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết sinh học sinh sản cá. NXB Nông nghiệp, Hà nội.

Một phần của tài liệu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ, Oxy, Ph Đến Sự Phát Triển Phôi, Cá Bột Mè Trắng (Trang 26)