Đặc Điểm Thành Phần Loài Phiêu Sinh Động Vật ở kênh dẫn nước (Đối chứng)

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Phiêu Sinh Động Vật Trong Ao Nuôi Cá Sặc Rằn Có Sử Dụng Nước Thải Biogas Ở Ấp Mỹ Phụng (Trang 33 - 34)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Biến Động Thành Phần Loài Phiêu Sinh Động Vật

4.1.5.Đặc Điểm Thành Phần Loài Phiêu Sinh Động Vật ở kênh dẫn nước (Đối chứng)

(Đối chứng)

Thành phần loài xuất hiện tại vị trí khảo sát theo thời gian tƣơng đối phong phú gồm 24 loài. Kết quả định tính trong bảng sau:

Bảng 4-6. Thành phần phiêu sinh động vật ở kênh dẫn nƣớc tại ấp Mỹ Phụng xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ.

Loài Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7 Lần 8 Lần 9 Lần 10 Lần 11 Lần 12 Cladocera 5 3 6 6 5 5 6 4 5 5 2 5 Copepoda 4 3 3 4 2 4 2 3 2 2 4 3 Protozoa 16 12 15 13 15 15 14 15 16 14 14 13 Rotatoria 21 18 26 25 23 23 24 22 23 19 20 24 Nguồn nƣớc cung cấp thƣờng xuyên trao đổi nƣớc với các thủy vực khác, bao gồm nƣớc từ các ao nuôi thủy sản trong vùng và nƣớc thủy triều nên thành phần loài tƣơng đối phong phú. Thể hiện qua sự hiện diện khá đầy đủ các nhóm động vật nổi. Nhóm Rotatoria luôn chiếm tỷ lệ loài cao nhất gồm 11 giống. trong số đó Brachionus, Lecane có số loài phong phú hơn.

Các lần thu mấu vào thời điểm nƣớc ròng và cạn thƣờng bị ảnh hƣởng bởi chất hữu cơ và bùn ở đáy song, nên trong mẫu thu xuất hiện nhiều loài thuộc nhóm

Protozoa (5 loài). Nhóm Cladocera, Cyclopoida xuất hiện loài ít, nhƣng chúng đóng góp vào chuỗi thức ăn tạo nên sự phong phú về thức ăn cho thủy vực.

Các loài động vật nổi xuất hiện trong các đợt khảo sát là:

Protozoa có Arcella discoides, Arcella vulgaris, Centropyxis ecornis. Centropyxis contricta, Cytocalpis urceolus, Difflugia acuminata, Difflugia oblonga, Difflugia leber, Eutintinnus elegans, Trichodina sp.

Rotatoria có Arnureaopxis fissa, Ascomorpha ecaudes, Brachionus angularis. Brachionus caudatus.

Cladocera có: Moina dubia. Moinodaphania macleayii

Copepodacó : Microcyclops varicans, Microcyclops leuckarti.

Qua bảng 4-6 cho thấy thành phần động vật nổi luôn biến động qua các ngày thu mẫu. Ở lần một lúc thu mẫu là nƣớc lớn, nƣớc không chảy mạnh nên thành phần loài khá nhiều, và số loài cao nhất trong các đợt thu mẫu là 46 loài.. Thành

loài từ nơi khác dƣợc dòng nƣớc mang tới, cùng lƣu tốc nƣớc cũng gây nên sự thay đổi thành phần loài giữa các lần thu mẫu. Nhìn chung thành phần loài xuất hiện ở vị trí đối chứng là không thƣờng xuyên qua các ngày khảo sát, số loài của chúng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ triều.

Nhƣ vậy sự biến dộng thành phần loài qua các đợt khảo sát là không nhiều, ao một có thành phần loài đa dạng nhất với 66 loài quan sát đƣợc vì trong chu kỳ thu mẫu đầu ao có hàm lƣợng chất hữu cơ hòa tan cao, màu nƣớc xanh nên có nhiều nhóm động vật đặc trƣng cho thủy vực giàu chất hữu cơ chiếm đa dạng. Mặt khác, ao một là ao nhận nƣớc thải trực tiếp từ túi ủ biogas, kế đến là ao ba với 39 loài quan sát đƣợc, ở ao hai là 37 loài, kém đa dạng nhất là trên nguồn nƣớc với 24 loài, sự kém phong phú ở đối chứng là do trong một vài ngày thu mẫu nhằm lúc nƣớc cạn, thành phần phiêu sinh động vật ít, mặc khác bị ảnh hƣởng bởi bùn và phù sa. So với các ao nuôi cá thì điều kiện dinh dƣỡng ở đối chứng không thấp hơn do không đƣợc bổ sung dinh dƣỡng từ nƣớc thải Biogas nhƣng về độ phong phú thành phần loài thì cũng khá cao.. Theo Đặng Ngọc Thanh (2002) cấu trúc thành phần loài giữa các nhóm động vật nổi khác nhau theo từng loại hình thuỷ vực, cùng một nguồn nƣớc cấp nhƣng phát triển ở các thuỷ vực có chế độ dinh dƣỡng và hình thái thuỷ vực khác nhau dẫn đến sự khác biệt về cấu trúc thuỷ sinh vật. Thành phần loài trên ao một, ao hai, ao ba có sự khác biệt rất lớn so với nguồn nƣớc là do ảnh hƣởng của chất hữu cơ mà ở đây chính là lƣợng nƣớc thải từ túi ủ biogas. Sự khác biệt thành phần loài trong ba ao từng thời điểm khác nhau là do lƣợng nƣớc thải cung cấp cho ba ao không hoàn toàn giống nhau về số lƣợng loài.

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Phiêu Sinh Động Vật Trong Ao Nuôi Cá Sặc Rằn Có Sử Dụng Nước Thải Biogas Ở Ấp Mỹ Phụng (Trang 33 - 34)