Để một hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đạt được những thành tựu nhất định, các nhà quản trị trong doanh nghiệp phải có những chính sách hoạch định, sắp xếp các công việc, lên kế hoạch và phân bổ nguồn lực cho phù hợp.
Hiện nay, tại công ty TNHH An Đông Sàn Gòn công tác quản trị kênh phân phối được thực hiện bởi bộ phận Marketing và có 1 nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp về việc tìm kiếm các nhà phân phối, duy trì mối quan hệ với các nhà phân phối, cũng như báo cáo về thực trạng kênh phân phối. Vì hệ
thống kênh phân phối tại An Đông khá nhiều nhà phân phối, nên việc chỉ có 1 nhân sự kiểm soát và chịu trách nhiệm chính về kênh phân phối là quá ít. Việc thiếu hụt về nhân sự quản trị kênh phân phối là một trong những nguyên nhân dẫn đến những xung đột và những vấn đề không thể kiểm soát được trong hệ thống kênh phân phối như: những chính sách về giá cả nhà phân phối, các chương trình quảng cáo, tiếp thị của nhà phân phối có thể không đồng nhất với nhau….
Hiện nay, công ty cũng đang có những chính sách nhằm tuyển dụng thêm nhân sự, tuyển dụng thực tập sinh để hỗ trợ các công việc liên quan đến kênh phân phối. Tuy nhiên, việc tuyển thực tập sinh chỉ là công việc thời vụ, các thực tập sinh thông thường chỉ thực tập ở doanh nghiệp từ 3 đến 5 tháng và họ có thể không gắn bó lâu dài với công việc. Thời gian và công sức để huấn luyện nhân sự mới mà doanh nghiệp phải bỏ ra khá nhiều đây cũng là một trong những khó khăn mà công ty gặp phải trong vấn đề quản trị kênh phân phối.
Ngoài nguồn nhân lực, để hỗ trợ cho công tác quản trị kênh phân phối công ty có trang bị hệ thống máy tính có kết nối wifi và sử dụng công cụ excel để lưu trữ, quản lý các kênh phân phối. Excel là một trong những công cụ lưu trữ, tính toán và thống kê khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên các thao tác trên excel khá thủ công và không thân thiện với người sử dụng.
Trong khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày một ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã và đang quan tâm nhiều đến việc sử dụng các phần mềm công nghệ vào hoạt động kinh doanh để tối ưu hóa hiệu quả làm việc. Việc sử dụng phần mềm excel cho công việc, lưu trữ và quản trị kênh phân phối hiện nay khá lạc hậu và không mang đến hiệu quả cao trong công tác quản trị.
Về tài chính, hiện nay, công ty cũng bỏ một số tiền nhất định cho công tác quản trị và mở rộng hệ thống kênh phân phối. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu đặt ra, bộ phận Marketing sẽ đề xuất mức chi phí phù hợp. Tuy nhiên vì là một công ty khá mới trên thị trường, chưa có tiềm lưc mạnh về tài chính
nên chi phí cho hoạt động tìm kiếm, quản tri và mở rộng kênh phân phối chưa nhiều.
Đơn vị tính: Đồng Bảng 2.4: Chi phí cho hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty An
Đông Sài Gòn từ năm 2016 đến năm 2018.
Các khoản chi phí 2016 2017 2018
Chi phí cho hoạt động quản trị kênh phân phối
15.000.0000 48.500.000 62.000.000 Tổng chi phí Marketing 68.000.000 133.000.000 298.000.000
Nguồn: Bộ phận Marketing công ty cung cấp
Cả chi phí dùng cho hoạt động Marketing nói chung và chi phí dùng cho hoạt động quản trị kênh phân phối nói riêng tại công ty An Đông Sài Gòn đều có sự thay đổi từ năm 2016 đến năm 2018. Trong đó chi phí mà công ty bỏ ra cho các hoạt động này có xu hướng tăng.
Các khoản chi phí sử dụng cho hoạt động quản trị kênh phân phối là: Chi phí tìm kiếm nhà phân phối
Chi phí khuyến khích và phát triển các doanh nghiệp, nhà bán lẻ, nhà bán buôn tham gia vào kênh phân phối.
Chi phí huấn luyện các thành viên trong kênh phân phối
Chi phí kiểm tra, rà soát các hoạt động của thành viên trong kênh phân phối. Chiết khấu cho các nhà phân phối
Theo số liệu thu thập được từ bộ phận Marketing của công ty, tổng chiết khấu cho toàn hệ thống nhà phân phối của công ty là 45.000.000 đồng, bao gồm các khoản chiết khấu khiđặt hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng có những khoản giảm giá, khuyến mãi cho các nhà phân phối khi đặt hàng tại công ty.