M Ở ĐẦU
3.4.5 Trọng lượng và chiều cao trung bình của chồi
Trọng lượng và chiều cao chồi giống là hai tiêu chí để đánh giá chất lượng
chồi giống sau thu hoạch. Một số thí nghiệm cho thấy, dùng chồi nách với các cỡ kích thước khác nhau ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng cây con như: chiều cao cây,
thời gian ra hoa, thời gian thu hoạch quả, trọng lượng quả, số chồi nách ở mỗi cây,
chồi càng lớn sự thể hiện các ưu thế trên càng rõ (Trần Thế Tục và Hoàng Ngọc
Thuận, 2000). Mặt khác cũng không nên chọn chồi lớn quá hay nhỏ quá đều không
thích hợp cho việc làm chồi giống. vì chồi nhỏ quá cần phải tốn thêm công chăm sóc cho đến khi đạt một kích thước nhất định mới làm giống trồng được, ngược lại
nếu chọn chồi giống mà lớn quá thì chồi sẽ dễ ra hoa sớm nếu gặp điều kiện ẩm và trái sau này sẽ không được lớn.
Bảng 3.2: Trọng lượng và chiều cao trung bình của chồi nách thu hoạch
Nghiệm thức Trọng lượng chồi (g) Chiều cao chồi (cm)
Hủy đỉnh sinh trưởng 76,3 c 33,6
Khí đá 10 g/lít 103,7 a 33,8
Ethrel 500 ppm 86,4 b 31,0
F * ns
CV(%) 24,8 18,7
ns = không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; *= khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Trên cùng một cột các chữ số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê
Theo bảng số liệu 3.2 chiều cao chồi sau thu hoạch của các nghiệm thức là
tương đối bằng nhau với chiều cao trung bình là khoảng 33 cm đối với nghiệm thức
nghiệm thức với nhau về chỉ tiêu này là không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó
chỉ tiêu trọng lượng chồi của các nghiệm thức lần lượt đạt là 76 g đối với nghiệm
thức hủy đỉnh, 104 g của nghiệm thức khí đá còn lại nghiệm thức Eehrel là 86 g có sự khác biệt thống kê khi so sánh chỉ tiêu trọng lượng chồi sau thu hoạch giữa các
nghiệm thức.
Hình 3.7: Chồi nách sau thu hoạch của các nghiệm thức