Số lá trên cây

Một phần của tài liệu Phương Pháp Nhân Nhanh Giống Khóm Queen (Ananas Comosus L.) Cấy Mô Ngoài Đồng (Trang 32)

M Ở ĐẦU

3.2.3 Số lá trên cây

Tổng số lá trên cây là một trong ba chỉ tiêu để đánh giá xem có thích hợp để

xử lý ra chồi hay chưa. Theo hình 3.4 thì các nghiệm thức đều có số lá trung bình là 40 và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Số lá nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến quá trình xử lý ra chồi, nếu số lá ít tương đương với cây còn nhỏ chưa

thích hợp để xử lý còn nếu số lá mà nhiều quá thì cũng không thích hợp cho việc xử

lý ra chồi vì cây lúc đã già sẽ không cho được năng suất như mong muốn. Số lá hoạt động thích hợp cho việc xử lý ra chồi là từ 35 – 40 lá (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).

10 20 30 40 50 hủy đỉnh khí đá ethrel Nghiệm thức S ố l á

Hình 3.4 Tổng số lá trên cây sau 4 tháng trồng

Hai tuần sau khi xử lý số lá trên cây của nghiệm thức khí đá và ethrel không có gì thay đổi nhiều, tuy nhiên chỉ có nghiệm thức hủy đỉnh là số lá có giảm từ 7 - 10 lá. Số lá giảm là do trong quá trình xử lý hủy đỉnh sinh trưởng dụng cụ hủy đỉnh khi được ấn từ trên xuống sẽ làm đứt một số lá ở phía trên, số lá giảm ở nghiệm

thức hủy đỉnh sinh trưởng cũng là dấu hiệu nhận biết được sự hủy đỉnh thành công hay không.

3.3 THỜI GIAN RA CHỒI VÀ THU HOẠCH

Thời gian từ khi bắt đầu xử lý cho đến khi cây bắt đầu nhú mầm là khoảng 35 ngày đối với nghiệm thức hủy đỉnh sinh trưởng, còn đối với nghiệm thức khí đá và ethrel là 45 ngày. Qua quá trình khảo sát cây từ khi nhú mầm thì tỷ lệ nhú mầm có

sự khác nhau giữa các nghiệm thức cụ thể như sau: nghiệm thức hủy đỉnh thì tỷ lệ

ra chồi chỉ đạt khoảng 40%, nghiệm thức khí đá là khoảng gần 70%, nghiệm thức

xử lý bằng ethrel thì tỷ lệ ra chồi đạt khoảng 98%. Tỷ lệ ra chồi của nghiệm thức

hủy đỉnh sinh trưởng thấp là do trong quá trình thực hiện hủy đỉnh mắc phải một số sai sót như đặt cây hủy đỉnh không ngay tâm của phần ngọn khi ấn xuống sẽ không

ngay phần đỉnh sinh trưởng cần hủy.

Có thể thu hoạch chồi tính từ khi nhú mầm cho tới khi chồi đủ lớn để thu

thức khí đá và ethrel là khoảng 60 ngày. So sánh và số ngày để thu hoạch thì nghiệm thức hủy đỉnh có số ngày ít hơn hai nghiệm thức khí đá và ethrel, tuy nhiêu nếu so sánh về số lượng chồi thu được thì hai nghiệm thức khí đá và ethrel có số lượng chồi cao hơn nghiệm thức hủy đỉnh sinh trưởng.

3.4 CHỈ TIÊU VỀ SỐ LƯỢNG CHỒI

3.4.1 Số chồi thu hoạch được qua các lần

Sau khoảng 80 ngày đối với nghiệm thức hủy đỉnh sinh trưởng, còn nghiệm

thức khí đá và ethphon là khoảng 105 ngày sau khi xử lý thì tiến hành thu chồi lần

thứ nhất. Nhìn vào bảng 3.1 ta có thể thấy được trung bình một cây của nghiệm thức hủy đỉnh sinh trưởng sẽ cho được khoảng 6 chồi con, hai nghiệm thức khí đá và Ethrel trung bình mỗi cây sẽ thu được khoảng 8 chồi con. Dễ dàng nhận ra nếu so

sánh giữa nghiệm thức hủy đỉnh với 2 nghiệm thức còn lại thì có sự khác biệt thống

kê ở mức ý nghĩa 5%, còn nếu so sánh giữa hai nghiệm thức khí đá với ethrel thì không khác biệt ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.1 Số chồi nách thu được qua các lần thu họach, lần thứ nhất (3 tháng sau xử

lý), lần thứ 2, 3 và 4 (cách nhau 2 tuần)

Số chồi nách thu được qua cáclần

Nghiệm thức

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tổng cộng

Hủy đỉnh sinh trưởng 6,3 b 6,3 b 5,2 c 6.0 23,8

Khí đá 10 g/lít 8,8 a 7,8 a 6,7 b 5,9 29,2

Ethrel 500 ppm 9,4 a 8,5 a 7,6 a 6,3 31,8

F * * * ns *

CV(%) 22,8 24,1 23,6 29,3 28,1

*: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%

Trên cùng một cột các chữ số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê

Số ngày thu hoạch giữa lần thứ nhất với lần thu hoạch thứ hai là cách nhau 2 tuần, những lần thu hoạch chồi tiếp theo cũng cách nhau 2 tuần mỗi lần. Theo như

số liệu ở bảng 3.1 thì số chồi thu được ở lần thứ hai ở nghiệm thức hủy đỉnh trung

bình là 6 chồi, nghiệm thức khí đá và ethrel trung bình là 8 chồi. Sự chênh lệch số

chồi giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê. Số chồi thu được lần thứ ba có

tuy nhiên sự khác nhau giữa các nghiệm thức về số chồi này cũng khác biệt thống

kê ở mức ý nghĩa là 5%.

Lần thu hoạch thứ tư cũng cách lần thu hoạch thứ ba 2 tuần, đây cũng là lần

thu hoạch cuối của thí nghiệrm. Dựa vào bảng 3.1 có sự thay đổi về số lượng chồi thu được giữa các nghiệm thức, hai nghiệm thức khí đá và ethrel có số chồi thu được gần bằng với số chồi thu được ở nghiệm thức hủy đỉnh trung bình là 6 chồi ở

mỗi nghiệm thức. Có sự thay đổi nhỏ so với những lần thu trước đó nhưng không

khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm.

Từ bảng 3.1 cho thấy sau 4 lần thu họach chồi thì cách xử lý khí đá và ethrel cho ra số chồi nhiều hơn (khoảng 29-32 chồi nách/cây cấy mô) nghiệm thức hủy đỉnh sinh trưởng (trung bình 22 chồi). Nghiệm thức xử lý ra chồi nách bằng cách

hủy đỉnh sinh trưởng làm hư trung bình 5-7 lá và mầm chồi ở trên đọt. Do vậy số

chồi thu họach được trong 4 lần nhỏ hơn cách xử lý khí đá và ethrel. Trong khi đó,

xử lý khí đá và ethrel thì không làm hư những chồi này.

Hơn nữa, ưu điểm của phương pháp xử lý ra hoa, thu chồi so với phuơng pháp

hủy đỉnh sinh trưởng là các chồi nách của những lá ở trên ngọn nhú ra và phát triển

dễ thu hoạch (hình 3.5a) trong các đợt đầu. Ngược lại, phương pháp hủy đỉnh sinh trưởng thì các chồi phát triển bên dưới đất khó thu hoạch hơn (hình 3.5b).

Nhìn vào hình 3.6 ta có thể dễ dàng nhận thấy được vị trí mọc của chồi nách, ở

nghiệm thức hủy đỉnh sinh trưởng thì sẽ làm

hư một số chồi ở phía trên nên sẽ ra chồi ít hơn nghiệm thức khí đá và ethrel.

Hình 3.6 Sự sắp xếp vị trí chồi sau khi đã cắt bỏ lá

3.4.5 Trọng lượng và chiều cao trung bình của chồi

Trọng lượng và chiều cao chồi giống là hai tiêu chí để đánh giá chất lượng

chồi giống sau thu hoạch. Một số thí nghiệm cho thấy, dùng chồi nách với các cỡ kích thước khác nhau ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng cây con như: chiều cao cây,

thời gian ra hoa, thời gian thu hoạch quả, trọng lượng quả, số chồi nách ở mỗi cây,

chồi càng lớn sự thể hiện các ưu thế trên càng rõ (Trần Thế Tục và Hoàng Ngọc

Thuận, 2000). Mặt khác cũng không nên chọn chồi lớn quá hay nhỏ quá đều không

thích hợp cho việc làm chồi giống. vì chồi nhỏ quá cần phải tốn thêm công chăm sóc cho đến khi đạt một kích thước nhất định mới làm giống trồng được, ngược lại

nếu chọn chồi giống mà lớn quá thì chồi sẽ dễ ra hoa sớm nếu gặp điều kiện ẩm và trái sau này sẽ không được lớn.

Bảng 3.2: Trọng lượng và chiều cao trung bình của chồi nách thu hoạch

Nghiệm thức Trọng lượng chồi (g) Chiều cao chồi (cm)

Hủy đỉnh sinh trưởng 76,3 c 33,6

Khí đá 10 g/lít 103,7 a 33,8

Ethrel 500 ppm 86,4 b 31,0

F * ns

CV(%) 24,8 18,7

ns = không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; *= khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%

Trên cùng một cột các chữ số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê

Theo bảng số liệu 3.2 chiều cao chồi sau thu hoạch của các nghiệm thức là

tương đối bằng nhau với chiều cao trung bình là khoảng 33 cm đối với nghiệm thức

nghiệm thức với nhau về chỉ tiêu này là không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó

chỉ tiêu trọng lượng chồi của các nghiệm thức lần lượt đạt là 76 g đối với nghiệm

thức hủy đỉnh, 104 g của nghiệm thức khí đá còn lại nghiệm thức Eehrel là 86 g có sự khác biệt thống kê khi so sánh chỉ tiêu trọng lượng chồi sau thu hoạch giữa các

nghiệm thức.

Hình 3.7: Chồi nách sau thu hoạch của các nghiệm thức

3.5 HIỆU QUẢ KINH TẾ

Việc tính toán hiệu kinh tế là cơ sở để so sánh khả năng đầu tư có hiệu quả hay

không hiệu của việc sử dụng chồi giống từ chồi nuôi cấy mô hay chồi được lấy bằng phương pháp nhân chồi cấy mô ngoài đồng. Từ đây sẽ góp làm làm vững chắc hơn

cho việc khuyến cáo người dân sử dụng chồi giống từ phương pháp nhân nhanh ngoài đồng. Ở đây hiệu quả kinh tế được tính trên cơ sở so sánh chí phí giữa chồi

cấy mô trong phòng thí nghiệm và chồi được nhân giống ngoài đồng.

Hiện tại giá tiền cho một con giống khóm cấy mô là khoảng 3.000 – 4.000

đồng, còn giá con giống được sản xuất bằng cách nhân nhanh ngoài đồng thì vào khoảng 700 – 900 đồng. Vậy tính ra mỗi con giống nếu sử dụng bằng phương pháp nhân nhanh ngoài đồng thì sẽ tiết kiệm được từ 2.300 – 3.100 đồng. Số chồi giống

trồng trên 1 hecta khoảng 35.000 chồi. Do vậy, với phương pháp nhân nhanh chồi

nách từ cây cấy mô ở ngoài đồng tiết kiệm được số tiền đầu tư cho cây giống

khoảng 80 triệu đến 101 triệu đồng/ha thay vì phải mua cây cấy mô. Phương pháp

Tính hiệu quả kinh tế của việc sản xuất chồi nách từ cây cấy mô. Như thảo

luận ở trên, mua cây cấy mô khoảng 4.000 đ/chồi (cao 30 cm, có 20 lá), đầu tư công chăm sóc, công xử lý, công thu chồi, phân bón, nước tưới khoảng 6.000 đ/chồi .

Vậy tổng đầu tư cho cây khóm cấy mô khoảng 10.000 đ trong vòng 8,5 tháng tính từ lúc trồng cho đến thu hoạch chồi đợt 4. Một cây cấy mô sau 4 lần thu chồi có thể đạt trung bình 30 chồi/cây cấy mô (bảng 3.1). Giá bán mỗi chồi là 700 đ x 30 chồi = 21.000 đ/chồi. Vậy tiền lãi là 11.000 đ/chồi sau 8,5 tháng sản xuất. Nếu chúng ta có

1 ha sản xuất chồi giống tiền lãi là 11.000 đ x 35.000 chồi/ha = 385 triệu đồng/ha.

Ngoài hiệu quả kinh tế, phương pháp nhân nhanh khóm cấy mô ngoài đồng

bằng phương pháp xử lý ra hoa so với biện pháp truyền thống (hủy đỉnh sinh trưởng) còn có những ưu điểm sau: số chồi nách thu họach nhiều hơn (bảng 3.1).

Nếu có 1 ha sản xuất chồi giống từ cây cấy mô thì cung cấp được cho 30 ha trồng

khóm sản xuất. Ngược lại, phương pháp hủy đỉnh sinh trưởng thì chỉ cung cấp cho

3.6 TÓM TẮT QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHỒI GIỐNG KHÓM CẤY MÔ NGOÀI ĐỒNG

Hình 3.8: Quy trình sản xuất chồi khóm cấy mô ngoài đồng

Thu chồi đợt 1 2 tuần Thu chồi đợt 2 Thu chồi đợt 4 Thu chồi đợt 3 2 tuần 2 tuần Làm cỏ Bón phân Xử lý ra hoa (khí đá, ethrel) 3 tháng

Cây khóm cấy mô sau khi trồng 4 tháng

Sau khi trồng 1 tháng thì cắt hoa

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Phương pháp sản xuất nhân nhanh giống khóm cấy mô ngoài đồng là phương

pháp khả thi, dễ áp dụng, thời gian thực hiện ngắn (8,5 tháng), mang lại hiệu quả

kinh tế cao.

Trong các phương pháp xử lý thì phương pháp xử lý bằng khí đá và ethrel cho số chồi cao hơn (8 chồi), phương pháp xử lý bằng cách hủy đỉnh sinh trưởng cho số

chồi ít hơn (6 chồi).

4.2 ĐỀ NGHỊ

Áp dụng kỹ thuật này vào thực tế sản xuất để lấy chồi nách cây cấy mô thay

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHU THỊ THƠM và PHAN THỊ LÀI. 2005. Hướng dẫn trồng cây trong trang trại

dứa, đu đủ. Nhà xuất bản Lao Động. Hà Nội.

ĐỖ THÀNH HIẾU. 2007. Hiệu quả của khoáng Calcium và Boron đến hiện tượng

nứt cuống trái Khóm “Đài Nông 4” (Ananas comosus L.Merr). Luận văn tốt

nghiệp Nông học. Khoa Nông Nghiệp Đại Học Cần Thơ. TT2889/2007 DƯƠNG TẤN LỢI. 2002. Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Khóm. Nhà sách Thành

Nghĩa. Thành phố Hồ Chí Minh.

HOÀNG MINH. 2005. Sổ tay trồng và chăm sóc một số chủng loại cây ăn quả. Nhà

xuất bản Lao Động – Xã hội. Hà Nội.

HOÀNG NGỌC THUẬN 2000. Nhân giống vô tính cây ăn quả. Nhà xuất bản

Nông Nghiệp. Hà Nội.

LÊ VĂN BÉ, HỒ THỊ HUỲNH NHƯ, ĐINH THỊ HỒNG PHIẾN, P.DEBERGH.

2005. Sản xuất Khóm (Ananas comosus L. Merr) Cấy mô với giá thành bằng

cách sử dụng ánh sáng nhà lưới. Hội thảo quốc gia “Cây có múi và khóm”

tại Cần Thơ. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh. Trang

351-361.

LƯƠNG VĂN TÀI. 1987. Ảnh hưởng của Ethrel, dinh dưỡng, mật độ trên các đặc điểm sinh lý và năng suất giống đậu xanh ĐX.102a tại Tân Khánh Đông -

Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp trồng trọt. Đại học Cần Thơ.

NGUYỄN BẢO VỆ và LÊ THANH PHONG. 2004. Giáo trình cây đa niên. Phần I.

Cây ăn trái.Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

NGUYỄN ĐỨC THÀNH. 2000. Nuôi cấy mô tế bào thực vật – Nghiên cứu và ứng

dụng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội.

NGUYỄN THỊ NGỌC ẨN. 2001. Kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây ăn trái và

môi trường. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh.

NGUYỄN ÚT EM. 1990. Ảnh hưởng của Ethrel và Alar trên thời gian ra hoa của đậu phộng (Arachis hypogaea) tại Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp trồng

PHẠM VĂN CÔN. 2003. Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa,

kết quả cây ăn trái. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội.

PHAN KIM HỒNG PHÚC và NGUYỄN VĂN A. 2000. Kỹ thuật mới về trồng cây ăn trái. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Đà Nẵng.

TRẦN THANH THÚY. 1988. Ảnh hưởng của Ethrel và dinh dưỡng trên đặc điểm

sinh lý và năng suất của giống đậu xanh ĐX.102. Luận văn tốt nghiệp trồng

trọt. Đại học Cần Thơ.

TRẦN THẾ TỤC và HOÀNG NGỌC THUẬN. 2000. Chiết ghép giâm cành, tách chồi cây ăn quả. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội.

TRẦN THẾ TỤC và VŨ MẠNH HẢI. 2000. Kỹ thuật trồng dứa. Nhà xuất bản

Nông Nghiệp. Hà Nội.

TRẦN THẾ TỤC, CAO ANH LONG, PHẠM VĂN CÔN, HOÀNG NGỌC

THUẬN và ĐOÀN THẾ LƯ. 1998. Giáo trình cây ăn quả. Nhà xuất bản

Nông Nghiệp. Hà Nội

TRẦN XUÂN TÚC. 2008. So sánh sinh trưởng và năng suất của khóm Queen

(Ananas comosus L. Merr) cấy mô sạch bệnh với cây trồng bằng chồi nách.

Luận văn tốt nghiệp Nông học. Khoa Nông Nghiệp Đại Học Cần Thơ.

NAM KHÁNH. 4/12/2008. Chất “ thúc” quả độc hại đến đâu.

PHỤ CHƯƠNG

Bảng 1: Bảng phân tích phương sai số chồi thu lần 1

Nguồn Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Nghiệm thức 2 191,738 95,869 25,715 Sai số 117 436,187 3,728 Tổng cộng 119 627,925 CV(%) 22,8

Bảng 2: Bảng phân tích phương sai số chồi thu lần 2

Nguồn Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Nghiệm thức 2 87,145 43,573 12,561 Sai số 117 405,847 3,469 Tổng cộng 119 492,992 CV(%) 24,1

Bảng 3: Bảng phân tích phương sai số chồi thu lần 3

Nguồn Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương F Nghiệm thức 2 109,220 54,610 21,423 Sai số 117 298,247 2,549 Tổng cộng 119 407,467 CV(%) 23,6

Bảng 4: Bảng phân tích phương sai số chồi thu lần 4

Một phần của tài liệu Phương Pháp Nhân Nhanh Giống Khóm Queen (Ananas Comosus L.) Cấy Mô Ngoài Đồng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)