Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel

Một phần của tài liệu phân tích lợi thế cạnh tranh và chiến lược kinh doanh quốc tế của viettel tại campuchia (Trang 26 - 28)

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel là chiến lược toàn cầu với áp lực giảm chi phí là cao và áp lực thích nghi với địa phương là thấp.

Thứ nhất là về áp lực giảm chi phí.

Năm 2009, Viettel bắt đầu kinh doanh dịch vụ di động với cái tên Metfone. Khi đó, trên thị trường đã có 7 nhà mạng với top 3 chiếm lĩnh thị phần bao gồm Cellcard (thuộc Mobitel của Tập đoàn Royal), Hello và Mfone chiếm tới 95% thị phần. Bên cạnh đó cũng có hàng loạt nhà mạng nhỏ hơn với thị phần từ 4-5% như Star-Cell, Beeline, Smart Mobile (thuộc Smart Axiata của Malaysia). Bên cạnh đó, những doanh nghiệp viễn thông tại Campuchia chủ yếu đến từ nước ngoài và có kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính để cạnh tranh như Thuỵ Điển, Thái Lan, Na Uy. Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện có trên thị trường tạo ra áp lực giảm chi phí đối với Viettel tại thời điểm gia nhập.

Để đối phó với áp lực chi phí thấp, Viettel tận dụng những lợi thế về nguồn nhân lực, công nghệ, hệ thống tiêu chuẩn hóa cao để cung cấp cung cấp những dịch vụ và sản phẩm giá rẻ và chất lượng đến tay người tiêu dùng. Cụ thể, Viettel đã thiết lập bộ máy điều hành phạm vi toàn cầu và thành lập 2 trung tâm nghiệp vụ, trực tiếp tham gia hỗ trợ quy hoạch, tối ưu và khai thác mạng lưới tại tất cả các thị trường nước ngoài của Viettel. Trong mô hình mới, Viettel Telecom sẽ trực tiếp điều hành các thị trường nước ngoài của Viettel trong 3 nhiệm vụ chính: xây dựng chiến lược kinh doanh, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày và tổ chức bộ máy nhân sự cho thị trường nước ngoài (trừ Ban Giám đốc và nhân sự kỹ thuật lớp công ty). Như vậy với việc thành lập trung tâm này đã giúp cho việc phối hợp và kiểm soát tất cả các công ty ở các thị trường quốc tế mà Viettel đang tiến hành hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn theo chiến lược đã đề ra.

Với việc thực hiện chiến lược nhằm tiêu chuẩn hoá về sản phẩm và dịch vụ và mở rộng phạm vi cung cấp, doanh nghiệp đã tiết kiệm hơn mức chi phí của mình và tăng sức cạnh

29 tranh trên thị trường Campuchia.

Thứ hai là về áp lực thích nghi với địa phương

Lựa chọn thị trường Campuchia, áp lực thích nghi với địa phương của Viettel là thấp vì Campuchia và Việt Nam có nét tương đồng về văn hoá. Bên cạnh đó, Campuchia là nước có dân số trẻ với nhu cầu sử dụng điện thoại di động cao (từ 16 -50 tuổi) chiếm trên 65% dân số .Người tiêu dùng Campuchia cũng có thói quen sử dụng nhiều mạng di động và không đòi hỏi quá cao về kiểu dáng, mẫu mã hay tích hợp nhiều công năng trong sản phẩm. Họ thường chọn lựa sản phẩm có độ tin cậy cao, độ bền và tính hữu dụng của sản phẩm tốt. Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt đông đảo tại Campuchia cũng là đối tượng tiêu dùng quan trọng cho hàng hoá Việt Nam.

Không chỉ vậy, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính mở cửa, tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế, trao đổi thương mại, tăng cường đầu tư từ nước ngoài nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân. Quan hệ giữa hai chính phủ Việt Nam - Campuchia cũng đã có bề dày truyền thống, nhất là về quân đội nên Viettel Cambodia nhận được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo.

Với áp lực thích nghi với địa phương thấp, Viettel đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cung cấp tới 95% dân số, kể cả vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với các sản phẩm 3G, 2G giống nhau ở các thị trường. Cùng với đó là chiến lược marketing chú trọng đưa viễn thông trở nên quen thuộc hơn với người dân và dịch vụ điện thoại di động trở thành sản phẩm thông thường đáp ứng nhu cầu của hầu hết người tiêu dùng, và đây cũng là mong muốn thể hiện rõ trong triết lý 4Any (anytime, anyprice, anyplace, anybody).

Việc thực hiện chiến lược toàn cầu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí do sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và sử dụng một chiến lược marketing. Những chi phí tiết kiệm được giúp cho doanh nghiệp hạ giảm chi, tăng sức cạnh tranh, ngoài ra vì các thị trường mà viettel hướng đến có những điểm tương đồng nói trên nên sử dụng chiến lược này giúp khai thác hầu hết nhu cầu của khách hàng ở cả 5 thị trường hiện tại.

30

Một phần của tài liệu phân tích lợi thế cạnh tranh và chiến lược kinh doanh quốc tế của viettel tại campuchia (Trang 26 - 28)