Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy chế pháp luật về những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ quốc tế:
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo các hoạt động kinh doanh của NHTM hiện tại và trong tương lai để nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật có hiệu quả pháp lý cao đồng thời ngăn ngừa tình trạng lạc hậu về hệ thống pháp luật so với thực tế như ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến giao dịch của ngân hàng điện tử, các hành vi cạnh tranh giữa các NHTM, các hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán khác.
Có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và NHTM trong việc xử lý tài sản đảm bảo nhằm đẩy nhanh tốc độ khai thông dòng vốn, hạn chế thiệt hại cho các bên. Cần trao quyền tự quyết nhiều hơn cho NHTM trong việc xử lý tài sản nhằm hạn chế thiệt hại cho khách hàng (giảm giá tài sản do khấu hao và rủi ro giá cả thị trường, chi phí lãi vay ngày càng nhiều) và hạn chế thiệt hại cho NHTM (như thiệt hại về tài sản bảo đảm giảm sút về giá trị theo thời gian, nợ gốc + chi phí lãi vay và lãi phạt ngày càng nhiều, chi phí phát sinh liên bảo quản trông giữ…). Ngoài ra, nợ xấu để kéo dài chờ kiện tụng, chờ xử lý tài sản trong khi NHTM vẫn phải trích lập, sử dụng dự phòng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NHTM.
Nhanh chóng hoàn chỉnh mô hình và cấp phép đưa công ty thông tín tín dụng tư nhân vào hoạt động chính thức, đồng thời phải có sự hỗ trợ thường xuyên để công ty thông tin tín dụng tư nhân hoạt động và phát triển song song với Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh và đổi mới, giúp các NHTM có được những nguồn thông tin tín dụng có chất lượng và cập nhật, tạo thêm cơ sở cho hoạt động cấp tín dụng được đẩy đủ, rõ ràng và nhanh chóng hơn.
Kiểm soát và có cơ chế quản lý về hồ sơ, thủ tục đối với các khách hàng vay và NHTM cho vay đầu cơ bất động sản. Nghiên cứu và ban hành hệ thống tra cứu tài sản cá nhân sở hữu có giá trị như bất động sản để kiểm soát các khoản vay mua bất động sản để ở hay để đầu tư, kinh doanh.
KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu đi và phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân ở VIB cùng những vấn đề đặt ra trong phát triển tín dụng cá nhân ở VIB như: các chỉ tiêu và kết quả đạt được trong giai đoạn 2017-2019, sản phẩm tín dụng cá nhân; những kết quả đạt được trong triển, đánh giá khách quan các yêu tố về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực... Từ đó, nêu lên những thành tựu cũng như những hạn chế cần khắc phục, góp phần hoàn thiện và đẩy mạnh phát triển toàn diện hoạt động tín dụng tại VIB.
Trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của VIB, luận văn đưa ra các biện pháp giải pháp để phát triển tín dụng cá nhân đối với bản thân VIB như: Cải cách mô hình tổ chức, cải tiến quy trình và chính sách tín dụng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; mở rộng hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng; nâng cao năng lực công nghệ và hạn chế rủi ro tín dụng. Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện được chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của VIB trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.
Vì trong tình hình hội nhập, có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở các ngân hàng trong nước mà còn ở các ngân hàng nước ngoài khiến cho mảng hoạt động kinh doanh bán buôn trước đây không còn là lợi thế so sánh nữa. Để tồn tại và phát triển các ngân hàng này buộc phải chuyển hướng tích cực sang phát triển song hành hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Và các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân sẽ đem lại tiềm năng phát triển cực kì lớn.