Về phía Ngân hàng:

Một phần của tài liệu Tiểu luận thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng (Trang 34 - 37)

* Một là, Hoàn thiện quy trình tín dụng

Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định liên quan của Nhà nước đến công tác tín dụng đầu tư phát triển đòi hỏi NHTM phải thường xuyên cập nhật, hệ thống hoá và hoàn thiện các quy trình thẩm định, tín dụng cho phù hợp.

* Hai là, hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro.

NHTM phải xây dựng và hoàn thiện bộ máy Quản lý rủi ro (QLRR) phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là hình thành bộ phận QLRR ở hội sở chính và ở các Chi nhánh. Mô hình QLRR có thể bao gồm: Uỷ ban QLRR trực thuộc Hội đồng quản lý; Ban QLRR thuộc cơ quan điều hành ở Trung ương và Phòng QLRR tại các Chi nhánh. Trong đó, bộ phận QLRR phải hoạt động theo nguyên tắc không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro.

* Ba là, nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn.

Công tác thẩm định cần được thay đổi căn bản trên cơ sở việc quản lý tín dụng theo khách hàng chứ không phải chỉ quản lý theo dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Đồng thời khi thẩm định cần chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về dự án, khoản vay; áp dụng các chỉ tiêu thẩm định như NPV, IRR, phân tích độ nhạy… và cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng/chủ đầu tư…

* Bốn là, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm: (i) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; (ii) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (iii) Uy tín với các TCTD đã giao dịch trước đây; (iv) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để NHTMVN xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng; tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

* Năm là, tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay

Việc tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng (RRTD) đối với ngân hàng, nhất là rủi ro đạo đức khi khách hang sử dụng vốn vay sai mục đích. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi tiền vay phải được chuyển trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng. Việc giải ngân phải được thực hiện qua hệ thống thanh toán của NHTM; định kỳ (quí) phải phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay và tình hinh sản xuất kinh doanh của khách hàng đặc biệt khách hàng có nợ quá hạn và lãi treo.

* Sáu là, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ

Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ thì công việc này cần phải tiến hành theo hướng tổ chức lại bộ máy và hoạt động của Ban kiểm soát và Ban kiểm tra nội bộ (KTNB) tại hội sở chính.

* Bảy là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro

Để có thể triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm hạn chế RRTD thì NHTM phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro thông qua việc tăng cường thu thập thông tin về khách hàng, dự án, thông tin về kinh tế - xã hội; ngành hàng, thị trường … thông qua các kênh thông tin khách nhau; đồng thời phải sàng lọc, xử lý và lưu trữ thông tin cho khoa học, và phải tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm nghiệp vụ và khẩn trương thực hiện tốt các thanh toán cho khách hàng.

* Tám là, thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro như đối với các ngân hàng thương mại, đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro.

* Chín là, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên và đạo đức nghề nghiệp.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD. Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ

mạnh, đáp ứng được yếu cầu nhất là trong công tác quản lý RRTD, NHTM phải tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm: chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng; có chính sách đào tạo và đại ngộ hợp lý thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ đào tạo, cơ hội thăng tiến… đối với những cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định, QLRR. Đồng thời, NHTM cũng cần phải ban hành qui định liên quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân (nhất là trách nhiệm vật chất) trong việc để xảy ra rủi ro gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w