cân xứng
Tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra trong hoạt động tín dụng của các NHTM khi Ngân hàng là bên có ít thông tin hơn, Khách hàng có nhiều thông tin hơn về vấn đề cần giao dịch. Hai hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là lựa chọn bất lợi (adverse selection) và tâm lý ỷ lại (moral hazard).
- “Sự lựa chọn bất lợi" xảy ra trước cho vay, khi ngân hàng bị khách hàng che giấu một số thông tin dẫn tới việc lựa chọn khách hàng không tốt và cấp tín dụng không hiệu quả.
Khách hàng với dự án rủi ro càng cao, sẽ thu được càng nhiều lợi nhuận nếu dự án thành công, do đó, họ là những người hăm hở nhất để được vay tiền. Họ là sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện của khoản vay, nên thường là những người được lựa chọn để cho vay. Hậu quả của sự lựa chon đối nghịch có thể dẫn đến việc cấp tín dụng cho khách hàng có rủi ro cao.
Rõ ràng là, họ là những người ít được mong đợi cho vay nhất, bởi vì khả năng không hoàn trả được nợ vay là rất lớn. Trong trường hợp này các ngân hàng có thể sẽ cắt giảm cho vay hoặc không tiếp tục cho vay mặc dù trên thị trường vẫn có nhiều khách hàng tốt.
- "Rủi ro đạo đức" xảy ra sau cho vay, khi khách hàng có động cơ đầu tư vào những dự án có độ rủi ro cao. Nếu dự án đó thành công thì khách hàng sẽ thu được lợi rất lớn, ngược lại nếu dự án thất bại thì ngân hàng (người cho vay) sẽ phải gánh chịu hậu quả do khách hàng thua lỗ. Rủi ro đạo đức cũng có thể xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đầu tư vào dự án kém hiệu quả, lừa đảo ngân hàng...Nghĩa là có phát sinh những động cơ dính líu cào các hoạt động không được người cho vay mong muốn. Xung đột về lợi ích giữa người vay và ngân hàng từ vấn đề rủi ro đạo đức dẫn đến tình trạng một số ngân hàng quyết định giảm cho vay, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
Có thể thấy rằng, vấn đề thông tin bất cân xứng xảy ra khi các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía khách hàng của mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định. Nói một cách đơn giản, là do cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các ngân hàng đã để "lọt" những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của kho trong giao dịch vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao.
Như vậy, chuẩn đoán không tốt vấn đề thông tin bất cân xứng có thể là nguyên nhân của “nợ xấu” từ đó gây ra những trục trặc trong hoạt động tín dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Rõ ràng, vấn đề thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại gây ra hậu quả không chỉ với hoạt động của ngân hàng thương mại, mà còn tác động đến nền kinh tế. Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại nhằm cho vay đúng người đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG