Bào chế gel HA và gel HA chứa liposome:
Hỗn dịch liposome có kích thước phù hợp được đưa vào gel. Gel HA và gel HA chứa liposome được chuẩn bị bằng cách cho natri hyaluronat (cân bằng cân phân tích) vào dung dịch đệm và hỗn dịch liposome đã làm nhỏ KTTP để đạt nồng độ HA cuối cùng là 10 và 20mg HA trong 100ml hỗn dịch liposome tương ứng với khoảng 1 và 2% (kl/tt), để trương nở trong 12 giờ ở điều kiện 2-8℃; khuấy đều; sau đó bảo quản ở điều kiện 2- 8℃ trong ít nhất 12 giờ để loại bỏ bọt khí và các ngoại lực đã tác dụng lên gel khi khuấy trộn trước khi tiến hành đo lưu biến.
Tiến hành các phép đo bằng máy đo lưu biến DISCOVERY HR-1, cấu hình sử dụng là côn-đĩa (côn nghiêng 4°1’08”, đường kính 40 mm, đĩa có khả năng điều nhiệt). Mẫu gel được lấy ra bằng miếng mica mỏng và đổ nhẹ lên mặt đĩa điều nhiệt của máy đo lưu biến.
Phương pháp đánh giá lưu biến:
Tất cả các phép đo dao động được tiến hành ở vùng nhớt đàn hồi tuyến tính của hệ. Các thông số cụ thể của từng phép đánh giá được trình bày dưới đây.
- Đo độ nhớt tĩnh η0 (zero shear viscosity): sử dụng chế độ trượt liên tục (flow sweep): nhiệt độ 37℃, sau khi để gel ổn định ở 37℃ trong 120s thì tăng dần ứng suất trượt từ 0,05 đến 200 Pa, sẽ thu được đồ thị độ nhớt theo ứng suất trượt (hoặc tốc độ trượt); áp dụng mô hình Cross để ngoại suy độ nhớt tĩnh.
- Đánh giá độ nhớt ở tốc độ trượt 250 s-1: Đo ở chế độ trượt liên tục, cố định giá trị tốc độ trượt là 250 s-1, thời gian đo là 60 giây. Ghi lại giá trị độ nhớt trượt khi hệ ổn định.
- Tần số giao cắt: Các khảo sát đều cho thấy ứng suất trượt 10 Pa nằm trong vùng nhớt đàn hồi tuyến tính của tất cả các mẫu đo. Tần số được xác định bằng chế độ
18
đo dao động với tần số khảo sát thay đổi từ 0,1 đến 10 Hz (oscillation frequency); tần số giao cắt là tần số mà ở đó giá trị G’ = G”.
- Đánh giá tính xúc biến (thixotropic) của gel: áp dụng chế độ trượt liên tục 3 giai đoạn, nhiệt độ 37℃. Trong đó:
o Giai đoạn 1: ứng suất trượt thay đổi từ 0,05 Pa – 200 Pa o Giai đoạn 2: ứng suất trượt được duy trì ở 200 Pa trong 2 phút o Giai đoạn 3: ứng suất được giảm dần từ 200 về 0,05 Pa
Mẫu không có tính xúc biến nếu độ nhớt ở giai đoạn 2 không đổi theo thời gian và đường cong độ nhớt của giai đoạn 3 trùng với giai đoạn 1. Mức độ khác biệt của các yếu tố này càng lớn, tính xúc biến của hệ càng cao.
- Đánh giá khả năng bảo toàn các đặc tính lưu biến của gel HA trong các môi trường mannitol/HEPES (5%/10mM) và glucose/HEPES (5%/10mM) sau khi thêm tác nhân oxy hoá: Tiến hành theo dõi sự thay đổi của độ nhớt phức hợp của gel HA 1% và 2% trong 2 môi trường nói trên trước khi thêm chất oxy hóa mạnh H2O2 và theo thời gian sau khi thêm H2O2 (sử dụng dung dịch H2O2 30%, thêm lượng H2O2 để đạt nồng độ H2O2 trong gel là 5% [18]). Phép đo độ nhớt phức hợp nói trên được tiến hành trong vùng nhớt đàn hồi tuyến tính của hệ (tần số 1Hz, ứng suất trượt 1 Pa).
Phần kết quả khảo sát đặc tính lưu biến của gel HA và gel HA chứa liposome sử dụng phần mềm Trios v3.1.0.3538 (TA Instruments) được cài đặt trong máy tính kết nối trực tiếp với máy đo lưu biến Discovery HR-1 để thu thập và xử lý các số liệu đo lưu biến.
19