Một số đề xuất góp phần nâng cao chất lượng công tác kế

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số ý kiến đề xuất về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp dược phẩm ttt (Trang 36 - 38)

NVL tại Công ty dược phẩm TT&T

Thứ nhất về hạch toán chi tiết NVL

Lập phiếu giao nhận chứng từ xuất (nhập) nguyên vật liệu

Theo em Công ty nên lập phiếu giao nhận chứng từ nhập (hoặc xuất) vật liệu theo từng kho.Vì khi nhận được chứng từ kế toán kiểm tra và tính theo từng chứng từ nhập (xuất) theo giá hạch toán cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất) vật liệu. Cứ 5 đến 7 ngày từ số liệu trên cột số tiền ở mổi phiếu giao nhận vào cột nhập, xuất cả số lượng và giá trị trên bảng luỹ kế nhập- xuất- tồn, đồng thời còn là căn cứ để đối chiếu với thẻ kho.

Trong điều kiện hiện nay, Công ty nên áp dụng phương pháp sổ số dư trong việc hạch toán chi tiết về nguyên vật liệu. Ưu điểm của phương pháp này là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép của kế toán vật liệu.

Trên cơ sở đó, ở kho chỉ hạch toán về số lượng và ở phòng kế toán chỉ hạch toán về giá trị nguyên vật liệu. Với phương pháp này có thể khắc phục được hạn chế của phương pháp sổ chi tiết và sẽ tạo điều kiện thực hiện kiểm tra thường xuyên có hệ thống giữa kế toán và thủ kho, đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời.

Theo phương pháp sổ số dư, trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Giống như phương pháp sổ đối chiêú luân chuyển, tại kho vẫn dùng thẻ kho đẻ ghi chép tình hình N-X-T kho vật liệu về mặt số lượng. Ngoài ra, cuối tháng thủ kho còn phải ghi số lượng tồn kho vào sổ dư.

Bước 2: Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất vật liệu, kế toán lập bảng kê nhập, bảng kê xuất vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất vật liệu hàng ngày hoặc định kỳ. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất vật liệu, kế toán lập các bảng luỹ kê N-X-T làm căn cứ lập bảng tổng hợp N-X-T kho vật liệu theo chỉ tiêu giá trị của từng nhóm, từng loại vật liệu.

Bước 3: Kế toán mở sổ dư sử dụng cho cả năm theo từng kho, từng loại nguyên vật liệu, được ghi một dòng sổ tổng hợp dư về số lượng và giá trị sau đó giao cho thủ kho ghi cột số lượng dư vào cuối tháng và đưa lên phòng kế toán ghi cột số tiền dư bằng cách lấy số lượng ở các sổ dư nhân với giá trị hạch toán.

Thứ hai về hạch toán tổng hợp NVL

Mở thêm TK 151

Công ty nên mở thêm Tk 151- Hàng mua đang đi đường. Kết cấu và cách hạch toán :

- Bên nợ phản ánh: Giá trị hàng đi đường tăng.

- Bên có phản ánh: Giá trị vật tư hàng hoá đi đường tháng trước, tháng này đã về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay.

- Dư nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hoá đang đi đường cuối kỳ. Đồng thời cũng cần ghi chép hàng mua đang đi đường vào NKCT số 6 (Ghi có Tk 151) và sổ cái TK 151( Phụ lục 9 – Trang 15).

Cách ghi:

- Căn cứ vào tập hồ sơ hàng mua đang đi đường tháng trước (được xếp theo từng chủng loại hàng mua), kế toán tiến hành mở NKCT số 6 tháng này để theo dỏi các lô hàng tháng trước nhưng tháng này về nhập kho và ghi vào dư đầu tháng (mỗi hoá đơn một dòng)

- Sang tháng khi hàng đã về làm thủ tục nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập ghi số hiệu, ngày tháng nhập , và ghi số tiền theo giá thực tế và hạch toán NVL nhập. Cuối tháng khoá sổ, xác định tổng phát sinh TK 151 và lấy số tổng cộng của NKCT số 6 ghi vào sổ Cái TK 151.

Thứ ba về việc công ty không quan tâm tới vật liệu thừa

-Hiện tại kế toán khi kiểm kho chưa phân loại từng NVL thừa để nhập lại mà chỉ nhập chung. Vì vậy khi nhập NVL thừa kế toán phải tách rõ từng NVL theo tài khoản 152 cấp nhỏ.

- Đồng thời 1 số NVL khi kiểm kê thừa nhưng hỏng, không sử dụng được: phải phân loại kỹ lại, xem NVL nào có thể vẫn tái sử dụng được thì làm bút toán tăng hàng tồn kho. Và còn lại những NVL nào không sử dụng được nhưng vẫn có thể bán phế liệu.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số ý kiến đề xuất về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp dược phẩm ttt (Trang 36 - 38)