2.3.3.3.1. Tổ chức TK
- TK 152: Nguyên vật liệu, phản ánh theo giá trị hiện có, tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế. TK này không được mở chi tiết.
- TK 331: Phải trả người bán.
- Và các TK 111, 112, 133, 621, 627, 335, 642… 2.3.3.3.2. Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu:
Cùng với hạch toán chi tiết NVL thì kế toán cũng tiến hành hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu. Đây là công việc quan trọng và cần thiết bởi vì qua đây kế toán mới có thể phản ánh được giá đích thực của vật liệu.
Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu được ghi theo trình tự.
Trường hợp nguyên vật liệu tăng do mua sắm nhập kho với hình thức trả chậm nguyên vật liệu:
Ví dụ: Ngày 05/03/2013, mua bột vitamin B1 trị giá 81.600.000VNĐ thuế GTGT 10%: 816.000 VNĐ. Căn cứ vào hoá đơn mua vật liệu số 0188622, phiếu nhập kho số 21, giấy uỷ nhiệm chi (phụ lục 20- tr 20) biên bản kiểm nghiệm vật tư số 22/3. kế toán ghi vào sổ chi tiết vật tư ( phụ lục 27- tr 27) và bảng kê nhập kho NVL và CCDC (phụ lục 21- tr21)
Nợ TK 152 81.600.000 Nợ TK 133 816.000 Có TK 112 82.416.000
Căn cứ vào các hoá đơn, trong tháng kế toán sẽ phản ánh trên sổ chi tiết thanh toán với người bán (ghi Có TK 331). ( phụ lục 31- tr 31)
Cơ sở số liệu: Từ phiếu nhập kho, hoá đơn, biên bản kiểm nghiệm vật tư. Khi thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, căn cứ vào các chứng từ thanh toán với các hình thức thanh toán, kế toán ghi vào các cột đối ứng tài khoản cho phù hợp.
- Nếu thanh toán bằng tiền mặt:
Ví dụ: Theo phiếu chi số hiệu PC 258 ngày 05/09/2013 (Phụ lục 31 – Trang 31), chi trả nợ tiền mua hàng cho Cty TNHH Nhật Linh số tiền 12.416.000VNĐ kế toán ghi:
Nợ TK 331 12.416.000 Có TK 111 12.416.000
- Nếu thanh toán bằng TGNH:
Ví dụ: Theo giấy báo nợ số hiệu 2009EXO326 ngày 08/03/2013 (Phụ lục 20- Trang 20), chi trả cho Cty TNHH Tiến Thời số tiền là 82.416.000VNĐ kế toán ghi:
Nợ TK 331 82.416.000đ Có TK 112 82.416.000đ
- Nếu thanh toán bằng tiền vay:
Ví dụ: Vay ngắn hạn thanh toán tiền nợ mua hàng nhập kho kỳ trước của công ty TNHH Phát Đạt số tiền 11.000.000VNĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 331: 11.000.000 Có TK 311: 11.000.000
Kế toán thanh toán người bán mở sổ chi tiết thanh toán với người bán (ghi Nợ TK 331).
Cuối tháng căn cứ vào NKC cuối tháng trước, sổ chi tiết TK 331(ghi có TK 331) và sổ chi tiết TK 331(ghi Nợ TK 331) để ghi vào NKC tháng này.
Cơ sở số liệu và phương pháp ghi:
- Đưa toàn bộ số liệu của từng nhà cung cấp trên sổ chi tiết TK 331 (ghi có TK 331) đưa vào NKC ( phụ lục 28- tr 28).
- Ghi phát sinh Nợ TK 331 của từng nhà cung cấp.
- Số dư cuối tháng: Căn cứ vào số dư đầu tháng, phát sinh có TK 331, phát sinh Nợ TK 331 để tính số dư cuối tháng của từng người mua.
Trường hợp nguyên vật liệu mua bằng tiền tạm ứng:
Tạm ứng lương, tạm ứng công tác phí, mua hàng và khi tạm ứng thường dùng bằng tiền mặt.
Khi người mua NVL viết đơn đề nghị tạm ứng phải ghi rõ mua NVL gì, bao nhiêu, trưởng phòng ĐHSX xem xét và ký duyệt để chuyển lên phòng kế toán trưởng ký duyệt, viết phiếu chi, kế toán tạm ứng ghi vào sổ chi tiết tạm ứng TK141
Khi nguyên vật liệu nhập kho, căn cứ vào hoá đơn, biên bản kiểm nhận vật tư, phiếu nhập kho, kế toán tạm ứng ghi vào sổ chi tiết TK 141. Cuối kỳ sẽ đưa vào NKC (phụ lục 28- tr 28). Theo giá thực tế, phần giá hạch toán sau khi kế toán vật tư tính thành tiền sẽ ghi sau.
Ví dụ: Theo phụ lục 16- tr 16: Ngày 06/09/2013, mua bột Ampicilin với trị giá 18.880.000đ thuế GTGT 10% 1.888.000đ đã trả bằng tiền tạm ứng. Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho số 268 , biên bản kiểm nghiệm vật tư, kế toán ghi:
Nợ TK 152 18.880.000 Nợ TK 133 1.888.000
Có TK 141 20.768.000
Trường hợp nguyên vật liệu được mua bằng tiền mặt:
Ví dụ: Ngày 05/03/2013 mua bột Vitamin C được trả bằng tiền mặt tổng số tiền là 16.500.000 VNĐ trong đó VAT 10 %. Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập,
phiếu chi số 258, kế toán tiến hành ghi vào NKC ( phụ lục 28- tr 28):
Nợ TK 152 : 15.000.000 Nợ TK 133 : 1.500.000 Có TK 111: 16.500.000
Đối với tất cả các phiếu nhập vật tư, kế toán các phần hành liên quan ghi theo giá thực tế. Sau khi kế toán vật tư tính thành tiền theo giá hạch toán với các phiếu nhập vật tư sẽ đưa cho các kế toán phần hành liên quan để ghi vào cột TK 152 phần giá hạch toán.
b. Hạch toán tổng hợp giảm NVL ( Xuất NVL)
Tại Công ty, vật liệu xuất kho chủ yếu sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, vật liệu còn được xuất kho cho các yêu cầu khác của doanh nghiệp như: thuê ngoài gia công, quản lý doanh nghiệp, XDCB, nhượng bán...
Trường hợp xuất vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
Ví dụ: Căn cứ vào Bảng phân bổ số 2 (Phụ lục 6 – Trang 12), phiếu xuất kho, bảng kê số 4, xuất NVL cho sản xuất bia tháng 7 kế toán ghi :
Nợ TK 621 218.180.020
Có TK 152 218.180.020 Trường hợp xuất vật liệu dùng cho sản xuất chung
Ví dụ: Căn cứ vào Phiếu xuất kho (Phụ lục 22 – Trang 22), phiếu xuất kho, bảng kê số 4 kế toán ghi :
Nợ TK 627 20.210.500 Có TK 1522 20.210.500
Trường hợp xuất vật liệu để sử dụng vào một số nhu cầu khác như dùng cho quản lý doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình bán hàng, XDCB...
Ví dụ: Căn cứ vào Phiếu xuất kho (Phụ lục 23 – Trang 23), phiếu xuất kho, bảng kê số 5, chi cho XDCB và QLDN, kế toán ghi:
Nợ TK 642 69.526.234 Nợ TK 2412 83.979.191 Có TK 152 153.505.425
Trường hợp xuất vật liệu để bán kế toán phản ánh trị giá của vật tư xuất bán trong kỳ
Ví dụ: Căn cứ vào Bảng phân bổ số 2 (Phụ lục 6 – Trang 12), kế toán ghi: Nợ TK 632 28.729.003
Có TK 152 28.729.003 Sau đó kế toán ghi bút toán doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng tiền bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT.
Có TK 511: Giá bán gồm VAT Trường hợp xuất vật liệu để bảo hành
Ví dụ: Ngày 12/3, xuất kho dây dầu Dizen để bảo hành máy móc ở phân xưởng , kế toán định khoản
Nợ TK 335 12.000.000 Có TK 152 12.000.000
c. Kế toán kiểm kê và đánh giá lại vật tư * Kế toán kiểm kê vật tư:
- Kế toán tiền hành kiểm kê vật tư, nếu phát diện sai xót thiếu hoặc thừa, sau khi hội đồng quyết định kế toán ghi bút toán:
VD: Cuối tháng sau khi kiểm kho, kế toán phát hiện ra chênh lệch thữa với thực tế là 12.000.000đ, sau khi họp, kế toán định khoản:
Nợ TK 152: 12.000.000đ
Có TK 338.1: 12.000.000đ Sau đó kế toán ghi tăng thu nhập: Nợ TK 338.1 : 12.000.000đ Có TK 711 : 12.000.000đ
*Kế toán đánh giá lại vật tư:
Việc đánh giá lại vật tư hoặc là theo quyết định của nhà nước, hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu.
- Trường hợp đánh giá lại tăng trị giá vật tư, số tăng thêm kế toán ghi: Nợ TK 152: phần tăng chênh lệch
Có TK 412: Phần tăng chênh lệch - Trường hợp đánh giá giảm trị giá NVL kế toán ghi:
Có TK 152 : Phần chênh lệch giảm
Ngày 30/9/2013, công ty tiến hàng kiểm kho, sau khi kiểm kho phát hiện ra bột Berberin thừa 20kg, và bột Amphicilin thiếu 15kg, kế toán laapj bút toán tăng, giảm NVL:
+ Ghi tăng bột Berberin:
Nợ TK 152: 20kg x 174.000 = 3.480.000đ Có TK 412: 3.480.000đ
+ Ghi giảm bột Amphicilin:
Nợ TK 412: 1.828.125đ
Có TK 152: 15kg x 121.875 = 1.828.125đ - Cuối năm Tài chính, cấp có thẩm quyền xử lý:
+ Nếu TK 412 có số dư có được bổ xung nguồn vốn kinh doanh: Nợ TK 412
Có TK 411
+ Nếu TK 412 có dư nợ, được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 411
Có TK 412
VD: Ngày 30/9/2013 công ty tiến hành kiểm kho và đánh giá 20kg bột vitamin B1 đã bị mốc không còn giá trị sử dụng, kế toán ghi bút toán: Nợ TK 412: 3.300.000đ
Có TK 152: 20kg x 165.000 = 3.300.000đ Cuối năm báo cáo tài chính, kế toán ghi giảm nguồn vốn kinh doanh: Nợ TK 411: 3.300.000đ
Có TK 412: 3.300.000đ
d. Kế toán dự phòng giảm giá vật tư
Cuối năm tài chính, nếu trị giá thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc của vật tư tồn kho thì cần lập dự phòng và tính vào giá vốn vật tư xuất kho ( tính cho từng loại vật tư).
Công thức xác định mức dự phòng giảm giá vật tư:
Mức dự phòng giảm giá vật tư
= Số lượng vật tư tồn kho bị giảm x Giá gốc ( giá ghi sổ của - Giá trị thầu có thể thực hiện
giá vật tư) được
Trong đó, giá trị thuần có thể thực hiện được, được xác định như sau:
Giá trị thuần có thể thực hiện được = Giá bán (ước tính) - Chi phí để thực hiện ( ước tính)
Phương pháp kế toán và 1 số nghiệp vụ chủ yếu: - Khi trích lập dự phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 632 Có TK 159
- Cuối kỳ kế toán sau, nếu mức trích lập dự phòng lớn hơn số đã trích còn lại của kì kế toán trước ( năm tài chính), số chênh lệch được trích thêm Nợ TK 632
Có TK 159 Ngược lại, kế toán ghi:
Nợ TK 159
Có TK 632 hoặc có TK 711
VD: Cuối năm công ty thanh lý 2200kg bột vitamin C1 giá gốc là
174.000đ/ 1 kg, giá bán là 156.000đ/1kg. Dự phòng giảm giá trong năm 2013 là 12.000đ/ kg. kế toán tính dự phòng và ghi bút toán định khoản:
Giá trị 200kg bột vitamin C1: 2200kg x 156.000= 343.200.000đ Tổng dự phòng cuối năm 2013: ( 174.000 x 2200)- 343.200.000 =39.600.000đ + Trích dự phòng năm 2013: Nợ TK 632: 12.000 x 1200 = 26.400.000đ Có TK 159: 26.400.000đ
+ Cuối năm sau khi tính lại dự phòng hàng tồn kho, mức trích dự phòng lớn hơn giá trị trích dự phòng trong năm của hàng tồn kho là 13.200.000đ, kế toán ghi: Nợ TK 632: 13.200.000đ Có TK 159: 13.200.000đ
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM TT&T