Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 26)

Công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác.

2.3.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thành sản phẩm

2.3.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, Công ty CP Thiết Kế Lục Giác luôn sử dụng nhiều yếu tố chi phí phục vụ trong quá trình sản

xuất với khối lượng, chu kỳ SX ngắn và xen kẽ liên tục. Vì vậy quy trình được phân tích theo từng khoản mục chi phí và toàn bộ hạng mục chi phí của doanh nghiệp bao gồm :

- Chi phí NVL trực tiếp : bao gồm toàn bộ các chi phí về vật liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm trong đó tập hợp cả chi phí vật liệu mua về để sản xuất. Chi phí vật nguyên vật liệu xuất tại kho của doanh nghiệp gồm :

+ Nguyên vật liệu chính: gỗ MFC, gỗ MDF, mika, fooc,…… + Nguyên vật liệu phụ: keo 502, keo dog, đề can, đinh vít,….

- Chi phí NCTT : bao gồm toàn bộ các CP lương cho công nhân viên trực thuộc công ty gồm lao động trực tiếp, lao động gián tiếp và các khoản tiền công phải trả cho thuê ngoài sử dụng vào công việc cần nhiều lao động trong thời gian ngắn.

- Chi phí SXC : bao gồm toàn bộ các CP phục vụ SX nhưng không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất cấu tạo nên thực thể công trình như : lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí vật liệu phụ, chi phí nguyên liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

2.3.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định tại công ty là các công trình gian hàng, các Show tổ chức sự kiện, Với quy mô sản xuất khép kín, sản xuất rứt điểm gian hàng rồi lắp đặt nghiệm thu, bàn giao.

Với đặc điểm quy trình công nghệ như vậy cho nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty được xác định theo từng giai đoạn sản xuất và cho từng gian hàng, công trình, theo từng phân xưởng.

Do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ của em còn hạn hẹp, vì vậy trong bài viết này em chỉ xin nêu đến vấn đề tập hợp chi phí và tính giá thành của gian hàng Sony HC Giải Phóng do xưởng sản xuất chính sản xuất lắp đặt.

2.3.1.3 Các chứng từ, sổ kế toán sử dụng để hạch toán kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành SP đang sử dụng tại doanh nghiệp SX và tính giá thành SP đang sử dụng tại doanh nghiệp

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng chấm công - Phiếu xuất kho

- Bảng phân bổ NVL, cụng cụ dụng cụ - Sổ chứng từ ghi sổ

2.3.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu chủ yếu của gian hàng Sony HC Giải Phóng là gỗ MDF 9ly chống ẩm,gỗ dán 15ly, mika sành 2,8ly, fooc trắng bóng. Các nguyên vật liệu này được tính toán, cắt, ghép đóng theo bản vẽ thiết kế. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho gian hàng Sony chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất (khoảng 80 - 90%). Ngoài ra còn các NVL phụ : keo, lưỡi dao trổ,vít đen 2p,…

Quá trình sản xuất gian hàng Sony gồm có 3 giai đoạn chính đó là: + Giai đoạn 1: Cắt, xẻ gỗ, mika heo kích thước trong bản vẽ.

+ Giai đoạn 2: Lắp ghép, đóng các mảnh gỗ,mika đã cắt thành gian hàng như bản vẽ yêu cầu

+ Giai đoạn 3: Lắp đặt gian hàng tại công trình đã định trước.

Ở mỗi giai đoạn kế toán có nhiệm vụ tập hợp chi phí cho từng giai đoạn. Để từ đó biết được trong mỗi giai đoạn chi phí nguyên vật liệu tiêu thụ hết bao nhiêu trên cơ sở đó mà tính giá thành cho sản phẩm hoàn chỉnh.

Kế toán sử dụng phương pháp mở thẻ song song để đối chiếu tình hình nhập xuất tồn kho NVL:

- Phòng kế toán: có kế toán kho sử dụng sổ chi tiết vật liệu, CCDC để theo dõi cả về số lượng và giá trị NVL.

- Bộ phận cung tiêu: có thủ kho sử dụng thẻ kho chỉ để theo dõi về mặt lượng của NVL.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được công ty sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất được hạch toán vào tài khoản tổng hợp - TK.621

Từ số liệu ở dòng tổng cộng của bảng kê xuất nguyên vật liệu

Đối với những chi phí nguyên vật liệu xuất dùng được công ty tính theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ.

Ví dụ :Trong quý III năm 2013 có:

+ Giá thực tế gỗ MDF 9ly chống ẩm tồn đầu quý: 190.000đ/ 1 tấm + Số lượng tồn đầu quý: 42 tấm

+ Giá gỗ MDF 9ly chống ẩm nhập trong quý: 186.000đ/ 1 tấm. + Số lượng hàng nhập trong quý: 30 tấm

Vậy ta có:

Đơn giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ = (190.000x42)+(186.00x30) / ( 42+30) = 188.000đ/ 1 tấm

Trị giá thực tế NVL xuất kho trong kỳ = 188.000 x 21 tấm = 3.948.000 đồng Căn cứ vào số liệu trên kế toán lập phiếu xuất kho

( Phụ lục 10- trang 10 )

Kế toán định khoản :

Nợ TK 621 : 3.948.000 đồng

Có TK 152 : 3.948.000 đồng

VD: Ngày 15/09/2013 xuất kho 10 tấm mika sành 2.8ly đơn giá 870.000đ để sản xuất gian hàng Pico Xuân Thuỷ.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 621 : 10t x 870.000đ = 8.700.000đ Có TK 152: 10t x 870.000đ = 8.700.000đ

Cuối tháng, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK154 để tính giá thành sản phẩm. Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 154 : 8.700.000đ Có TK 621 : 8.700.000đ

Kế toán tập hợp tất cả chi phí NVL trực tiếp vào sổ cái TK 621 ( phụ lục 11, trang 11)

2.3.3 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

- CP NCTT bao gồm những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như: lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.

- CP NCTT được tập hợp theo từng giai đoạn và chi tiết theo từng loại sản phẩm.

- Để tập hợp CF NCTT kế toán sử dụng TK 622.Và mở chi tiết cho từng loại gian hàng công trình.(Đối với gian hàng Sony HC Giải Phóng kế toán mở chi tiết TK 622).

Kế toán tập hợp CFNCTT theo từng gian hàng căn cứ theo số công làm thực tế của công nhân và thời gian làm thêm khi đóng và lắp đặt gian hàng.

- Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, khối lượng sp hoàn thành kế toán tính ra ngày công thực tế và lượng sản phẩm hoàn thành cuối tháng kế toán phân

xưởng gửi các bảng thanh toán lương lên phòng kế hoạch - Tài chính, kế toán theo dõi tổng hợp lại và lập bảng tổng hợp lương cho từng sản phẩm đồng thời cũng làm căn cứ để vào bảng phân bố số 2. "Bảng phân bố tiền lương và BHXH". Cho toàn công ty.

Tỷ lệ trích các khoản theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ thực hiện theo chế độ nhà nước quy định: BHXH 17%, BHYT 3%, BHTN 1% trên mức lương cơ bản và 2% KPCĐ trên lương thực tế.

Ví dụ: Chị Trần Thị Nhung ở bộ phận kế toán: Lương cơ bản ( lương tối thiểu): 2.350.000đ. Ngày đi làm:26 ngày, phụ cấp ăn trưa là 550.000đ/ 1 tháng. Từ đó ta có thể tính lương của chị Nhung như sau:

Tiền lương của

chị Nhung = 2.350.000đ x 26 ngày + 550.00 0 = 2.900.000đ 26 ngày Các khoản khấu trừ: Nộp BHXH 7%: 2.350.000 x7% = 117.500đ Nộp BHYT 1.5%: 2.350.000 x1.5% = 35.250đ Nộp BHTN 1%: 2.350.000 x 1% = 23.500đ

Vậy tiền lương thực lĩnh là: 2.900.000 –(117.500+35.250+23500) =2.723.750đ

Từ đó kế toán định khoản như sau:

Nợ TK334 (chị Nhung): 2.723.750đ Có TK 111 2.723.750đ

Chứng từ sử dụng

Bảng chấm công; bảng thanh toán lương; giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; danh sách người lao động được hưởng trợ cấp; bảng thanh toán tiền thưởng; phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành; phiếu báo làm thêm giờ; hợp đồng giao khoán; biên bản điều tra tai nạn lao động…v.v.

Tài khoản sử dụng:

- TK 622 “ Chi phí NVL trực tiếp” - TK 334 “ Phải trả cho người lao động”

- TK 338 “ Phải trả phải nộp khác”

- Và các tài khoản liên quan TK 111, 112,…

VD: Cuối tháng 9/2013 kế toán tính lương phải trả cho NCTT, đồng thời trích các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN. Kế toán định khoản:

+ CPNCTT được tập trực tiếp vào TK 622: Nợ TK 622 : 124.000.000 đồng Có TK 334 :124.000.000 đồng + Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Nợ TK 622: 28.520.000đ Có TK 338: 28.520.000đ ( 338.8: 21.080.000đ ; 338.4: 3.720.000đ ; 338.2: 2.480.000đ; 338.9: 1.240.000đ)

Cuối kỳ kế toán kết chuyển CP NCTT: Nợ TK 154 : 152.520.000đ Có TK 622: 152.520.000đ

Trích bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

( Phụ lục12- trang 12 )

Căn cứ vào bảng phân bổ CP lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ kế toán lập chứng từ ghi sổ ngày 31/12/2013.Từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái TK 622.

( Phụ lục 13-14 trang 13-14 )

2.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những CP cần thiết còn lại để sản xuất SP ngoài chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Đó là những chi phí phát sinh trong phạm vi xí nghiệp. Để theo dõi những chi phí này công ty sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Do chi phí SXC bao gồm nhiều loại chi phí nên TK 627 được chi tiết như sau :

- TK 627(1) : chi phí nhân viên phân xưởng - TK 627(2) : chi phí vật liệu

- TK 627(3) : chi phí cụng cụ dụng cụ - TK 627(4) : chi phí khấu hao TSCĐ - TK 627(7) : chi phí dịch vụ mua ngoài

- TK 627(8) : chi phí bằng tiền khác

Chứng từ sử dụng:

-Về nhân công( bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng chấm công) về vật liệu( phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật tư…), chi phí dịch vụ mua ngoài( hoá đơn thanh toán tiền điện, nước...).

- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ cái TK 627.

2.3.4.1 Chi phí nhân viên phân xưởng

Đối với nhân viên phân xưởng công ty trả lương theo thời gian, bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán dựa vào bảng chấm công và các tài liệu liên quan, cuối tháng tập hợp vào phông kế toán của công ty.Kế toán dựa vào đó để lập chứng từ ghi sổ bảng phân bổ tiền lương – BHXH.

Ví dụ : Chi phí nhân viên được tính vào chi phí sản xuất chung được phân bổ theo bảng phân bổ tiền lương đóng BHXH .Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 09/2013 chi phí nhân viên tính vào chi phí sản xuất chung là: 121.486.977 VNĐ..Số liệu này được ghi vào chứng từ ghi sổ

(phụ lục 15- trang 15) theo định khoản: Nợ TK627 (1): 121.486.977

Có TK334:98.769.900 Có TK338: 22.717.077

(338.3:16.790.883đ; 338.4:2.963.097đ; 338.9: 987.699đ; 338.2: 1.975.398đ) Kế toán dựa vào đó để lập chứng từ ghi sổ bảng phân bổ tiền lương – BHXH.

2.3.4.2 Chi phí vật liệu, cụng cụ dụng cụ

- Chi phí vật liệu :bao gồm toàn bộ giá trị của các nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng cho sản xuất trong kỳ báo cáo.

Ví dụ : Ngày 10 tháng 09 năm 2013 công ty xuất 2 cuộn nilong bọc hàng cho

xưởng sản xuất để đóng gói gian hàng Sony HC Giải Phóng chuẩn bị đi lắp đặt với giá nhập 200.000/ cuộn

Kế toán hạch toán :

Nợ TK 627(2) : 400.000 đồng

Có TK 152 : 400.000 đồng

( Phụ lục 16-trang 16 )

- Chi phí công cụ dụng cụ : bao gồm những chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng như khuôn mẫu, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động.

Ví dụ : Ngày 11 tháng 09 năm 2013 công ty xuất công cụ dụng cụ cho công

nhân bốc gian hàng lên ô tô là 10 đôi găng tay giá 20.000đ/ đôi. Kế toán hạch toán :

Nợ TK 627(3) : 200.000 đồng Có TK 153 : 200.000 đồng

Căn cứ vào số liệu trên kế toán lập chứng từ ghi sổ

( Phụ lục 17-trang17 )

2.3.4.3 Chi phí khấu hao TSCĐ

TSCĐ của doanh nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, máy móc có khả năng thay thế sức lao động của con người trong rất nhiều công việc. Chất lượng, tính năng, tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc. Chính vì vậy, việc mua sắm, bảo dưỡng quản lý và sử dụng máy móc, thiét bị cho sản xuất nói riêng, TSCĐ nói chung là điều cần được quan tâm.

Gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất như CP bảo dưỡng TSCĐ thuê ngoài, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại.

Phương pháp tính Khấu hao TSCĐ:

Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng( khấu hao nhanh), công thức như sau:

Mức khấu hao bình quân năm = Giá trị phải tính khấu hao Số năm sử dụng

Mức khấu hao bình quân tháng = Mức K.Hao bình quân năm 12 tháng

Ví dụ : Ngày 30 tháng 09 năm 2013 công ty trích khấu hao TSCĐ máy cưa

bàn cho giai đoạn sản xuất gian hàng Sony HC Giải Phóng là 18.587.392đ ( trong đó giai đoạn sx : 15.698.742đ và giai đoạn đóng gói là 2.879.650đ) Kế toán định khoản :

Nợ TK 627(4) : 18.587.392đ Có TK 214 : 18.587.392đ

Căn cứ vào số liệu trên kế toán lập chứng từ ghi sổ

( Phụ lục 18- trang 18 )

2.3.4.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài dựng cho sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp bao gồm chi phí dịch vụ cho sản xuất như :chi phí tiền nước, tiền điền, tiền điện thoại…Cuối tháng căn cứ vào các hóa đơn, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cỏi TK 627 và tập hợp vào chi phí SXC để tính giá thành.

Ví dụ :Ngày 13 tháng 09 năm 2013 chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh như

sau:

Chi phí điện nước là 990.000 đồng , chi phí điện thoại là 330.000 đồng. Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài là 1.200.000 đồng (chưa VAT 10%)

Kế toán định khoản :

Nợ TK 627(7) : 1.200.000 đồng Nợ TK 1331 : 120.000 đồng Có TK 331 : 1.320.000 đồng Căn cứ vào số liệu kế toán lập chứng từ ghi sổ

( Phụ lục 19- trang 19)

2.3.4.5 Chi phí khác bằng tiền

Bao gồm các chi phí SXKD chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đó chi bằng tiền trong các kỳ báo cáo như : tiếp khách, hội họp, quảng cáo, thanh toán tiền tàu xe đi đường cho nhân viên và các chi phí khác phục vụ cho doanh nghiệp…

Ví dụ :căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ do các nhân viên gửi về chi phí đi

lại của nhân viên vp đi công tác khoả sát mặt bằng HC Hải Dương: ( Phụ lục

20- trang 20 )

Kế toán định khoản :

Nợ TK 627(8) : 5.000.000 đồng Nợ TK 1331 : 500.000 đồng Có TK 111 : 5.500.000đồng

Sau đó kế toán tập hợp tất cả các khoản chi phí sản xuất chung để vào sổ cái TK 627. ( Phụ lục 21- trang 21 )

2.3.5 Kế toán tập hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

2.3.5.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” , tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng.

Vào cuối tháng căn cứ vào tổng số phát sinh bên nợ TK621,622,627 chi tiết tương ứng với từng yếu tố chi phí , từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tính toán trừ đi các khoản giảm trừ, sau đó sẽ tổng hợp lên tờ kê hạch toán để kết chuyển chi phí sản xuất từ các TK loại 6 sang TK 154 chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối với những khoản

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w