Giải pháp đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 45)

II. Vận dụng các quan điểm chỉ đạo của Đảng để đẩy mạnh ngành nông nghiệp lúa nước ở

2. Giải pháp đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào ngành nông nghiệp

nông nghiệp lúa nước

Các ngành, các địa phương phải mạnh dạn đầu tư cán bộ, kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật để giải quyết những vấn đề cụ thể của ngành nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long, như các vấn đề đất, nước, cây giống…

Đối với các kinh nghiệm, các biện pháp khoa học kỹ thuật quan trọng đã được thực tiễn xác nhận như chống rầy, chống phèn, bảo vệ môi trường, môi sinh, bảo vệ giống, phòng và chống sâu bệnh... cần xây dựng thành quy trình, quy phạm hoặc thể lệ, chế độ của Nhà nước để việc phát huy hiệu quả được nhanh chóng và rộng rãi.

Tùy theo đặc thù thổ nhưỡng và khí tượng thủy văn từng vùng, địa phương xây dựng lịch thời vụ xuống giống đồng loạt nhằm phòng trừ rầy nâu gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; khuyến khích nông dân đầu tư cơ giới hóa trong các khâu canh tác, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

Quy trình kỹ thuật gồm cơ giới hóa các khâu canh tác, chọn giống chất lượng cao đưa vào sản xuất, gieo mạ khay và cấy bằng máy kết hợp vùi phân bón thông minh (loại phân do doanh nghiệp tham gia trình diễn sản xuất theo đơn đặt hàng cho điểm trình diễn) đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến trong quá trình chăm sóc

Các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất cần phải đổi mới. Cải tiến thiết bị kỹ thuật là hết sức cần thiết, nếu không chúng ta sẽ mất dần thị trường. Các đơn vị sản xuất dù muốn hay không cũng phải xây dựng cơ chế quản lý về các chất hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề hóa chất, vấn đề bảo quản sau thu hoạch... để vượt qua được các rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe của các nước phát triển.

Tăng chất lượng gạo về giống, an toàn, giá trị dinh dưỡng,…Tiếp cận và phát triển các công nghệ chế biến sản phẩm từ gạo để nâng cao giá trị sản phẩm, thay vì chỉ xuất khẩu gạo thô.

Phát triển và nhân rộng các loại phân bón hữu cơ thông minh, phân vi sinh, sử dụng có hiệu quả phân bón. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu môi trường, giống, phân bón sao cho phù hợp và nhân rộng mô hình khi đạt hiệu quả thử nghiệm.

Nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo vùng ĐBSCL, từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, trong đó đặc biệt chú trọng việc tổ chức liên kết nông dân trong chuỗi cung ứng lúa gạo và xây dựng thương hiệu.

Các cơ quan nghiên cứu khoa học cần hợp tác để chuyển giao những tiến bộ khoa học cho doanh nghiệp; đồng thời, sẽ có cơ chế bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp lúa nước gặp rủi ro về vấn đề bản quyền nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN trong nông nghiệp lúa nước.

Sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa theo hướng tùy theo từng vùng, thời vụ mà chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và những loại cây có hiệu

quả kinh tế cao hơn. Cùng với đó là bố trí lại vụ gieo trồng cho phù hợp với diễn biến thời tiết, khả năng đáp ứng nguồn nước và các điều kiện cho cây lúa sinh trưởng.

Tiếp tục đầu tư cho các công tác nghiên cứu cải tạo giống, phân bón thông minh, nghiên cứu môi trường. Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất cho các dây chuyền chế biến lúa gạo (giảm tỉ lệ tấm trong gạo trong khâu xay xát, tăng hiệu suất sấy, phơi,…)

Nhân rộng các mô hình ruộng lúa mẫu đạt năng suất cao khi được áp dụng những tiến bộ KH-CN ra địa phương. Cải tiến các máy móc cơ giới trong các khâu chuẩn bị đất, trồng và thu hoạch lúa nhằm tăng năng suất cho nông dân.

KẾT LUẬN

Thông qua bài tiểu luận này, phần nào phân tích, làm rõ năm quan điểm chỉ đạo của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Qua đó thấy được lối tư duy đúng đắn, kịp thời trong các quan điểm chỉ đạo của Đảng. Trước những chuyển biến về kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, Đảng ta đã nhạy bén nắm bắt và đánh giá tình hình nhằm đưa ra những đường lối chỉ đạo mang tính định hướng cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Trong hơn 30 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã tích cực thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bước đầu ghi nhận được những kết quả khả quan. Cơ cấu kinh tế dần đã chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng kèm theo đó trình độ sản xuất công nghiệp đã có bước thay đổi theo hướng hiện đại. Cơ cấu lao động xã hội đã chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, phục vụ tốt hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường gắn với yêu cầu phát triển bền vững đã được quan tâm và đem lại kết quả bước đầu. Việc phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao có tiến bộ, tạo những tiền đề để bước đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức. Với những kết quả khả quan kể trên, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục quan tâm củng cố, phát huy khả năng chỉ đạo để thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp.

Bên cạnh những kết quả tích cực kể trên, vẫn còn những hạn chế, thiếu sót trong khâu thực hiện nên chưa thể phát huy hết hiệu quả của các chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo từ Đảng và Nhà nước. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và trong từng ngành còn chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sản xuất công nghiệp thấp so với tiềm năng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nong nghiệp, nông thôn chưa đạt yêu cầu; nền nông nghiệp về nhiều mặt còn lạc hậu, manh mún. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, còn lạc hậu, thiếu tính kết nối. Việc quản lý, khai thác và sử dụng tài

nguyên còn lỏng lẻo và gây lãng phí nghiêm trọng. Trước tình hình đó cần phải có những công tác đánh giá thực tiễn để đưa ra các biện pháp khắc phục cho những vấn đề nêu trên.

Để áp dụng các quan điểm vào thực tế nhóm đã chọn đề tài vận dụng là “ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”. Bài đã phần nào làm rõ thực trạng ứng dụng KHCN vào ngành lúa nước, một bộ phận sản phẩm nông nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng có đóng góp trực tiếp vào giá trị kinh tế cả nước nói chung cũng như Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng.

Việc nghiên cứu, áp dụng KHCN vào ngành lúa nước ở ĐBSCL hiện nay đã tạo ra những thành tựu nhất định cho ngành. Nhờ cơ giới hóa các thiết bị phục vụ sản xuất lúa nên người nông dân phần nào nhẹ đi việc đồng án; đồng thời chú trọng nghiên cứu các công nghệ chế biến giúp nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo thô. Các viện nông nghiệp của vùng đã thực hiện nghiên cứu tạo ra giống lúa mới, có giá trị hạt cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, có sức kháng bệnh và chống chịu thời tiết tốt góp phần nâng cao giá trị cây lúa. Tổ chức nghiên cứu xây dụng mô hình cach tác lúa hiệu quả phù hợp với điều kiện khí hậu vùng, luân canh tăng vụ làm tăng thêm thu nhập cho người nông dân đồng thời tân dụng hiệu quả diện tích nuôi trồng của ruộng lúa. Với những kết quả khả quan đạt được cho thấy việc đưa KHCN vào sản xuất lúa nước đã phát huy hiệu quả về khả năng nghiên cứu, áp dụng của các viện khoa học trong vùng; góp phần nâng cao giá trị ngành lúa gạo ở ĐBSCL.

Ngoài những kết quả khả quan trên, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều bất cập trong việc áp dụng KHCN vào sản xuất lúa. Cụ thể là chưa thể nhân rộng các mô hình canh tác mới do cơ chế quản lý chưa đồng bộ, chưa có tính liên kết giữ các viện nghiên cứu và địa phương nên khó triển khai cho người nông dân. Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến còn ít, chưa thực sự đạt hiểu quả gây thất thoát sản lượng lúa gạo. Hơn nữa mức đầu tư cho việc nghiên cứu ứng dụng KHCN còn thấp, gây khó khăn cho công tác nghiên cứu do thiếu kinh phí nên không thể tiếp tục mở rộng, triển khai các mô hình ra thực tế. Đặc biệt vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất chưa thực sự được quan tâm, chú trọng; những công nghệ sản xuất xanh, sạch chưa

thực sự được ứng dụng rộng rải do vậy nên vẫn còn gây áp lực lớn cho môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến đất đai sông ngòi và hệ sinh vật.

Thấy được những bất cập trên, bài luận đã đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những mặc chưa tốt đồng thời phát huy những thành tựu đạt được trong việc áp dụng KHCN vào sản xuất lúa ở ĐBSCL nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như tăng giá trị cho sản phẩm lúa gạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

[2] Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCHTW khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[3] Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

[5] Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 10, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

[6] Lê Doãn Sơn (2018), Xây dựng và phát huy nguồn lực con người, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

[7] PGS.TS Nguyễn Văn Thạo (2019), Những cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế của Việt Nam, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung Ương.

[8] PGS.TS Phạm Ngọc Linh (2018), KH&CN là động lực, là nền tảng của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Tạp chí Khoa học & công nghệ Việt Nam.

[9] Thời báo Kinh tế Việt Nam (2019), Hội thảo phát triển chuổi giá trị lúa gạo Việt Nam 2019.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 45)