I. Quan điểm chỉ đạo của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay
5. Phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực
hóa, thực hiện công bằng xã hội
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Đây là quá trình phải bảo đảm có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Phát triển bền vững có thể ví như thước đo về chất lượng phát triển các quốc gia.
Phát triển nhanh theo cách hiểu bao quát là nhấn mạnh vào tốc độ phát triển của quốc gia. Tập chung chủ yếu vào mặt kinh tế để đẩy nhanh tốc độ phát triển; có thể ví phát triển nhanh phản ánh bề rộng về qui mô của sự phát triển cho các quốc gia trên thế giới.
Phát triển nhanh và bền vững là hai khía cạnh của sự phát triển cần được kết hợp hài hòa với nhau, bổ trợ cho nhau nếu muốn đưa đất nước phát triển toàn diện và ổn định. Phát triển bền vững không mâu thuẫn với tăng trưởng nhanh mà ngược lại chính là nội hàm quan trọng làm nên điều kiện cần và đủ của tăng trưởng nhanh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chính phủ Việt Nam một lần nữa khẳng định chúng ta có thể tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, không nhất thiết phải đánh đổi hai lựa chọn giữa
chất lượng tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Điều này không chỉ là khẩu hiệu mà thực sự trở thành quyết tâm hàng đầu của Việt Nam...”(1).
Với vị trí hiện tại của đât nước ta so với các quốc gia khác trên thế giới còn thấp, lạc hậu. Thế nên việc đưa phát triển kinh tế lên làm đầu, đẩy nhanh sự phát triển để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên về mặt lâu dài muốn phát triển ổn định và giữ vững sự phát triển thì rất chú tâm vào nhiều mặc khác ngoài kinh tế, nhất là về văn hóa xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên. Khi biết kết hợp hài hào giữa hai mặt trên sẽ đưa đất nước phát triển ổn định về mặt kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân đồng thời không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên hữu hạn của quốc gia, không gây trở ngại đến sự phát triển đến thế hệ tương lai.
Cũng giống như mối quan hệ giữa phát triển nhanh – phát triển bền vững là hai khía cạnh cần phải phối hợp hài hòa cân bằng với nhau, tăng trưởng kinh tế cũng cần đi đôi với phát triển văn hóa nhằm mục tiêu chung là thực hiện công bằng xã hội.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện công bằng xã hội phải tạo ra động lực để tăng trưởng kinh tế chứ không phải là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để giải quyết vấn đề xã hội. Không thể có công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế kém phát triển, cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững trong một xã hội mà con người ốm yếu về thể chất, trình độ dân trí thấp và một bộ phận đáng kể lực lượng lao động chưa được đào tạo, thất nghiệp, nghèo đói. Ngay cả trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội cũng luôn là một đòi hỏi khách quan, tất yếu.
Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, lực lượng sản xuất thấp kém, không đồng đều, cơ cấu dân số đông, việc giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội ở nước ta phải tính đến mục tiêu phát triển kinh tế. Để công bằng xã hội có nội dung thực chất và tạo động lực phát triển kinh tế, cần dứt khoát từ bỏ phương thức phân phối bình quân, cào bằng, bao cấp; khắc phục tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước; xoá bỏ lối quản lý xin - cho...
Thứ hai, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên phạm vi cả nước, ở mọi lĩnh vực, địa phương ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã cụ thể hóa tinh thần này trên từng lĩnh vực. Về kinh tế, Đảng ta chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người dân làm giàu theo luật pháp, tạo cơ hội để các hộ nghèo thoát đói nghèo một cách bền vững, khắc phục tình trạng bao cấp, tư tưởng ỷ lại; tiếp tục cải cách chính sách tiền lương. Về mặt y tế, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, xây dựng và hoàn thiện các chính sách trợ cấp, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong khám chữa bệnh, chú trọng triển khai các dịch vụ y tế công nghệ cao, khuyến khích phát triển đa dạng các dịch vụ y tế ngoài công lập... Về giải quyết vấn đề xã hội, thực hiện đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội, hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm dịch vụ công cộng thiết yếu, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng... Trên từng lĩnh vực, các địa phương phải chủ động đề ra và thực hiện những bước đi, mục tiêu và các giải pháp cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, miền.
Thứ ba, bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội nhằm phát triển xã hội mà trung tâm là phát triển con người, phát huy nhân tố con người.
Con người không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực để phát triển xã hội mới. Xây dựng xã hội mới chính là để phát triển con người toàn diện; ngược lại, trong số các nguồn lực để xây dựng xã hội mới, con người là vốn quý nhất. Trong thời đại ngày nay, muốn tăng trưởng kinh tế phải quan tâm giải quyết vấn đề công bằng xã hội, tạo điều kiện cho con người có thể phát huy mọi năng lực và hưởng thụ xứng đáng những thành quả của chính mình.
Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực chất là thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó ngoài việc phải đẩy nhanh phát triển về kinh tế một cách nhanh chóng có hiệu quả và bền vững ta cũng cần thực hiện công bằng xã hội. Chỉ như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đồng thời phát triển văn hóa, giáo dục,
y tế, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền trên cả nước,… Tất cả nhằm thể hiện mục tiêu phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của phát triển.