Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 38)

3. Đối tượng nghiên cứu

2.3.3. Những mặt hạn chế

Từ thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh, có thể thấy một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, Công tác xúc tiến đầu tư còn thụ động, việc lựa chọn các dự án đầu tư, lĩnh vực đầu tư dựa trên cơ sở các nhà đầu tư tự tìm hiểu, liên hệ với các cơ quan trên địa bàn. Chưa chủ động trong việc lựa chọn, xúc tiến đầu tư với các nhà đầu tư lớn theo định hướng của tỉnh.

Thứ hai, Công tác thẩm tra vốn đầu tư trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án FDI còn gặp nhiều khó khăn do theo quy định của Luật Đầu tư thì nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về việc kê khai năng lực tài chính; sự phối hợp với các cơ quan chưa cao trong việc xác minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, một số dự án FDI đăng ký nhưng không đủ khả năng tài chính để triển khai dự án.

Thứ ba, ý thức chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp FDI chưa cao, đã xảy ra tình trạng xả thải ra môi trường mà không qua xử lý. Ví dụ như Công ty trách nhiệm hữu hạn LongTech Precision tại khu Công nghiệp Quế Võ đã xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng.

Tiếp đó, Công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư việc triển khai các dự án FDI còn hạn chế. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chưa cao.

Tóm lại, công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ; nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số khuyết điểm cần được khắc phục. Công tác thu

hút đầu trong thời gian tới cần tiếp tục thay đổi theo hướng chủ động, chuyên nghiệp và đồng bộ để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, công khai, minh bạch công tác quy hoạch, sẵn sàng giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

2.3.4. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót cần khắc phục trong công tác thu hút, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Về khách quan:

Mặc dù có những nỗ lực trong phát triển cơ sở hạ tầng nhưng lĩnh vực này phát triển không kịp mức tăng trưởng cao của nền kinh tế và nhìn chung vẫn còn yếu kém so với các tỉnh thành trong khu vực như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,… Do đó khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, lợi thế về nguồn lao đồng trẻ dồi dào cũng chưa được phát huy đầy đủ do công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Cùng với sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn FDI, đã xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề và các chức danh quản lý.

Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt giữa các tỉnh, các vùng và trong cả nước.

Về chủ quan

Môi trường đầu tư của tỉnh tuy được cải thiện nhưng so với các tỉnh khác thì tiến bộ bứt phá đạt được còn chậm.

Công tác giải phóng mặt bằng có nơi, có lúc còn chậm đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới, các địa phương chưa phát huy tính chủ động của mình.

Công tác xúc tiến đầu tư chưa đa dạng về hình thức nên không đạt được kết quả như mong đợi; nguồn kinh phí dành cho công tác xúc tiến đầu tư ít. Việc quảng bá hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh nói chung và các Khu công nghiệp của tỉnh chưa mạnh mẽ.

Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mỏng, nhất là cán bộ chuyên trách làm công tác vận động xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh.

Chương III

Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Bắc Ninh

3.1. Quan điểm và định hướng thu hút FDI của Bắc Ninh 3.1.1. Quan điểm thu hút FDI vào Bắc Ninh

Theo quyết định số 293 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, quan điểm thu hút

đầu tư của tỉnh đó là “ ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, có thu ngân sách lớn, nâng cao mức sống của người lao động và nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, suất đầu tư lớn, tác động lan tỏa tích cực đến sựu phát triển kinh tế-xã hội, tạo giá trị gia tăng cao. Đầu tư đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế với giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.”

Do thể chế kinh tế thị trường và các chính sách ưu đãi của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, thị trường xuất khẩu được mở rộng, kinh tế tăng trưởng nhanh đồng thời Việt Nam vừa là thị trường lớn để tiêu thụ hàng hóa vừa là thị trường cung cấp nguồn lao động. Cùng với việc Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế đối ngoại trong những năm qua đã làm thu hút mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Việc các tập đoàn kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đang đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao tại Bắc Ninh sẽ tạo tiền đề cho các nhà đầu tư mới vào Bắc Ninh

Qua kết quả thu hút FDI đạt được trong những năm qua và môi trường đầu tư của Bắc Ninh ngày càng cải thiện sẽ tạo một động lực thúc đẩy cho sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh trong những năm tới. Trên cơ sở đánh giá những tiềm năng của tỉnh cũng những các nhân tố tác động lên dòng vốn đầu tư nước ngoài. Có thể cho rằng nếu giải quyết và khắc phục tốt các vấn đề môi trường kinh doanh, kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành chính thì dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh sẽ còn tiếp tục gia tăng.

3.1.2. Định hướng thu hút FDI của Bắc Ninh 3.1.2.1. Định hướng ngành, lĩnh vực ưu tiên: 3.1.2.1. Định hướng ngành, lĩnh vực ưu tiên: A. Công nghiệp điện tử

Hiện nay công nghiệp điện tử là một trong những ngành phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học nhiều năm nay luôn là ngành chủ đạo trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tháng 2 năm 2019 đã duy trì tăng trưởng với 13,78% so với cùng kỳ làm cho tháng 2 dầu năm tăng 1,04%.

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong tổng sản phẩm trên địa bàn là 75,3%. Để đạt được mục tiêu này, trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, Bắc Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh lắp ráp và sản xuất các linh kiện điện tử, điện tử chuyên dụng. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm điện tử, tin học đặc biệt là nhóm ngành sản phẩm kỹ thuật cao, có hàm lượng công nghệ và vốn lớn nhằm phát triển ngành điện tử tin học theo hướng hiện đại.

B, Công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ ( CNHT ) là công nghiệp sản xuất các chi tiết, bộ phận trung gian để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh trong công nghiệp chế tác. Mặc dù số lượng doanh nghiệp hoạt động động trong ngành doanh nghiệp hỗ trợ là không nhỏ (Bắc Ninh hiện có 418 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ) tuy nhiên giá trị gia tăng còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất toàn ngành ( chiếm 10,9% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ).

Thực tế giá trị sản xuất thấp là do chủ yếu là gia công, lắp ráp, nguyên vật liệu, linh kiện chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài về neen tỷ lệ giá trị gia tăng thấp. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là làm bao bì hay những hoạt động sản xuất ở cấp độ thấp. Hơn thến nữa, sản phẩm hàng hóa tạo ra vẫn chủ yếu do hao phí sức lao động.

Vì vậy theo quyết định số 1483/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ cần chú trọng,ưu tiên các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao như các dự án điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, các cụm linh kiện.

Hỗ trợ và tạo điều kiện doanh nghiệp trong nước tiếp nhận kỹ thuật,, công nghệ theo các hình thức thuê, mua, nhận chuyển giao từng phần từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời xây dựng trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Thúc đẩy nhanh chóng công tác đào tạo lao động dưới mọi hình thức, chũ trọng kỹ năng lao động kỹ thuật.

C. Phát triển ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ là ngành không thể thiếu trong việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi mời gọi các dự án lĩn vực dịch vụ, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính, giáo dục, dào tạo và các lĩnh vực khác.

D. Phát triển cơ sở hạ tầng

Trong thu hút đầu tư,một trong những yếu tố để thu hút hấp dẫn mạnh mẽ đó là cơ sở hạ tầng. Trong điều kiện vốn ngân sách hạn hẹp, chúng ta cần có chính sách đa dạng hóa các hình thức đầu tư: BOT, BT, PPP…. Theo số 128/TTr- Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh thông qua một số nội dung chính điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 với mục tiêu hướng tới đô thị “ văn hóa, sinh thái, kinh tế tri thức, đô thị thông minh ”.

Tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng khung cấp vùng tỉnh với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như các tuyến đường giao thông, các dự án cấp điện, cấp nước, tuyến đường dây truyền tải và các dự án xử lý chất thải rắn.

Ngoài ra tỉnh còn ưu tiên đâu tư hạ tầng cấp đô thị như nâng cấp các xã, đầu tư xây dựng hạ tầng khung cấp đô thị để đưa các đô thị hiện hữu nâng cấp thành quận, thị xã theo Chương trình phát triển đô thị.

3.1.2.2. Định hướng lựa chọn đối tác

Chú trọng thu hút FDI từ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Đối với thu hút vốn đầu tư trong nước, ưu tiên các tập đoàn, công ty trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn đầu tư dự án vào tỉnh.

Đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam vì vậy cần trú trọng nhiều hơn.

Đặc biệt Bắc Ninh là nơi nhận được nhiều đầu tư từ Hàn Quốc, cần tích cực thúc đẩy và hỗ trợ công tác thu hút đầu tư từ quốc gia này.

3.1.2.3. Định hướng thu hút về công nghệ

Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, ít tác động đến môi trường. Để giảm ô nhiễm, sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng lao động một cách chất lượng, tỉnh lựa chọn dự án sử dụng công ngh ệ theo định hướng:

Ưu tiên thu hút các dự án đầu tử có sử dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển

Tập trung phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao. Các dự án luôn đặt yếu tố công nghệ cao là tiêu chí thu hút hàng đầu. cũng voứi đó là thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi.

Khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng công nghệ.

3.2. Giải pháp thu hút FDI tại Bắc Ninh

3.2.1. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại hình dịch vụ: tài chính, thị trường vốn, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, kiểm toán, xúc tiến thương mại,... Từng bước hình thành thị trường vốn, thị trường lao động của tỉnh. Phát triển mô hình đầu tư Khu công nghiệp, cụm công nghiệp hỗ trợ.

Chú trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông.

3.2.2. Về cơ sở hạ tầng

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất. Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt. Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án như: giao thông, điện, cấp thoát nước, dịch vụ viễn thông nhà ở cho người lao động,…Chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sản xuất cho các dự án thông qua việc hoàn thiện quy hoạch và triển khai đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng sẵn các nhà xưởng cho thuê.

3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính

Giải quyết nhanh, đơn giản hóa các thủ tục về đầu tư, quy hoạch mặt bằng, thủ tục thành lập doanh nghiệp và cấp giấy phép kinh doanh.

Tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ một cửa hiện đại.

Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực phẩm chất làm công tác quản lý, xúc tiến đầu tư. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và sắp xếp bộ máy tổ chức khoa học

3.2.4. Về nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư. Nghiên cứu, điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nâng cao trình độ lao động, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng những chương trình đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho địa phương bồi dưỡng nâng cao nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo.

3.3.5 Các chính sách hỗ trợ đầu tư

Để thu hút hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài cần cơ ưu đãi đầu tư, cơ chế chính sách hỗ trợ bao gồm: hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động...

Đối cới các dự án đầu tư có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao ngoài các ưu đãi của Chính phủ, nhà đầu tư được Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi khác.

3.3.6. Giải pháp về công tác xúc tiến đầu tư

Xây dựng và cập nhật thường xuyên tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư (tích hợp file mềm vào usb, đĩa CD); Giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh trên các phương tiện thông tin truyền thông của Trung ương và của tỉnh: báo chí, truyền hình, mạng internet.

Xây dựng và phát triển gói thông tin và trang web chất lượng cao giành cho các nhà đầu tư: cung cấp đầy đủ và minh bạch hệ thống các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, danh mục các lĩnh vực ưu tiên và ưu đãi đầu tư, thông tin chi tiết về các ưu đãi đầu tư theo danh mục lĩnh vực ưu tiên, trao đổi thông tin hỗ trợ giải đáp thông tin cho các nhà đầu tư.

Tham gia các hoạt động xúc tiến, vận động đầu tư trong và ngoài nước. Chủ động phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với các hoạt động ngoại giao, xúc

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w