Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 36)

3. Đối tượng nghiên cứu

2.3.1.Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Trong những năm qua tỉnh Bắc Ninh luôn không ngừng nỗ lực, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, và thu hút được nhiều đối tác từ nước ngoài. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018, điểm Chỉ số PCI của tỉnh Bắc Ninh đạt 64,50 điểm (tăng 0,14 điểm), đứng thứ 15 cả nước, tăng 2 hạng so với năm 2017 và nằm trong nhóm các tỉnh có chất lượng tốt. Tính riêng trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 4 sau Quảng Ninh, Hà Nội và Vĩnh Phúc.

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Biểu đồ 2.2: Điểm Chỉ số PCI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2018

Chỉ số PCI gồm 10 thành phần đánh giá do nhóm nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI) xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế trong nước.

Với kết quả trên, Chỉ số PCI Bắc Ninh cho thấy những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, được thể hiện trên các góc độ: điểm số cao nhất từ trước đến nay; tính năng động của lãnh đạo tỉnh tăng cao, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá UBND tỉnh năng động cao nhất từ trước đến nay đạt mức 84,69%…

Những năm qua, Bắc Ninh đã tập trung cải cách hành chính qua việc vận hành hiệu quả Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, qua đó rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư mở rộng sản xuất, tạo nhiều cơ hội để các doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình tại các hội chợ…Qua

đó có thấy được chất lượng điều hành, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Ninh ngày càng cải thiện, phát triển, tạo được niềm tin giữa chính quyền với các doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh tại tỉnh.

Mặc dù có những cải thiện đáng kể nhưng môi trường kinh doanh tại Bắc Ninh cũng còn tồn tại những hạn chế như: khả năng thực hiện các sáng kiến cải cách của lãnh đạo tỉnh ở cấp dưới chưa triệt để; các yếu tố minh bạch dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị điện tử còn hạn chế; năng lực tương tác giữa doanh nghiệp và các Sở, ban, ngành và huyện thấp; một bộ phận cán bộ còn chưa thích ứng kịp với yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh và hiệu quả quản trị hành chính công; xuất hiện những khó khăn trong quản lý đầu tư, xây dựng, đất đai,..

Do đó tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường kinh doanh để đạt được nhiều kết quả hơn, tiếp tục phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót để ngày càng nâng cao chỉ số PCI, tạo môi trường kinh doanh thân thiện, thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 36)