3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của IAA đến khả năng tạo rễ của cây in vitro
Tạo rễ là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhân nhanh in vitro. Với mục đích tạo cây con có sức sống cao, đạt tiêu chuẩn ra cây. Đối với nuôi cấy mô tế bào thực vật auxin được sử dụng để kích thích phân chia tế bào và phân hóa rễ. Những auxin được dùng rộng rãi trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật là IAA. Để tăng khả năng ra rễ cho cây lan nghiên cứu em đã tiến hành lấy chồi của lan Mokara thu được từ các thí nghiệm trên rồi tách riêng lẻ và cấy trên môi trường MS cơ bản có bổ sung IAA ở các nồng độ khác nhau để khảo sát khả năng tạo rễ in vitro.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của IAA đến khả năng ra rễ của cây
Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 LSD0,05
Trong cùng một cột, các chữ theo sau khác nhau a, b, c,… thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với α=0,05
Phân tích kết quả của bảng 3.4 cho ta thấy, ở CT1 khi không sử dụng IAA thì số rễ tạo ra ít và chiều dài rễ khiêm tốn chỉ trong khoảng 0,92cm. Ở CT2 khi tăng nồng độ IAA lên thì nhận thấy rằng số lượng rễ tăng, kèm theo
sự tăng về chiều dài của rễ, đạt kết quả tốt nhất ở CT4 với số rễ/cây đạt 4,66 rễ/cây và chiều dài rễ đạt 3,56cm. Tuy nhiên ở CT5 khi tăng thêm nồng độ IAA thì thấy số lượng rễ và chiều dài rễ không tăng mà có xu hướng giảm. Vì vậy chúng tôi đề nghị sử dụng dụng CT4 trong công việc ra rễ - tạo cây hoàn chỉnh.
Hình 3.4. Ảnh hưởng của IAA đến khả năng tạo rễ in vito