Nguyên tắc đóng góp

Một phần của tài liệu Bai giang dinh gia dat 2020 (phan 1) (Trang 32 - 33)

Giá trị của một thành phần cụ thể được đo lường theo sự đóng góp của nó vào giá trị của toàn bộ tổng thể. Theo nguyên tắc này, giá trị của một thành phần (một sự cải tiến) được đo lường dựa trên sự đóng góp của nó vào giá trị của toàn bộ tài sản, thay vì chi phí riêng lẻ của nó. Các cải tiến làm tăng thêm giá trị thị trường như một yếu tố của cung và cầu hiện tại, và không nhất thiết phải dựa trên cơ sở chi phí thực tế.

Trong kinh tế học, đánh giá giá trị lớn nhỏ của yếu tố sản xuất có thể dựa vào sự đóng góp nhiều hay ít vào tổng lợi ích để quyết định. Đối với định giá đất, nguyên tắc này có nghĩa là tổng thu lợi của bất động sản, là kết quả chung từ tác động của các yếu tố cấu thành: đất đai và vật kiến trúc... Trong đó thu lợi của một bộ phận nào đó mang lại, đối với tổng lợi ích mà nói là mối quan hệ giữa bộ phận và tổng thể. Khi định giá, có thể dùng phương pháp hoàn vốn để dự tính riêng giá đất, giá tài sản, rồi tiến tới đánh giá toàn bộ bất động sản; cũng có thể căn cứ vào giá cả toàn bộ bất động sản và giá cả các bộ phận cấu thành, rồi dùng phương pháp thặng dư để dự tính giá cả đất đai.

Như vậy nguyên tắc đóng góp là ứng dụng nguyên tắc tăng dần giảm dần và cũng là cơ sở định giá của phương pháp thu nhập và phương pháp thặng dư.

Đồng thời, nguyên tắc này còn có thể dùng vào việc đầu tư tiếp cho đất hoặc các vật kiến trúc vào cải tạo, tu sửa từng phần bất động sản. Nó có thể căn cứ vào khả năng đóng góp lớn hay nhỏ cho toàn bộ giá bất động sản để phán đoán sự đầu tư thêm liệu có thích hợp; cũng có thể dùng nguyên tắc này để phán đoán mức tăng của việc sử dụng hiệu quả nhất, nghĩa là so sánh việc sử dụng hiệu quả nhất hiện tại với việc sử dụng hiệu quả nhất sau khi đầu tư với nhau để xác định điểm thu lợi ròng lớn nhất.

Một phần của tài liệu Bai giang dinh gia dat 2020 (phan 1) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)