Cách dùng người của NELSON MANDELA

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lãnh đạo của Nelson Mandela (Trang 29 - 32)

4. Đối tượng nghiên cứu

3.4 Cách dùng người của NELSON MANDELA

Thời kì đen tối,Mandela đi đến gặp từng đồng chí, những người cùng bị giam trong tù, để giải thích và thuyết phục họ về con đường mới. Với ông, nhà lãnh đạo chân chính phải là người mang được hậu phương cùng tiến lên chứ không phải là lãnh đạo kiểu “kẹo cao su” nhai xong rồi bỏ.

Lúc bị giam trên đảo Robben, có một người rất thân cận Nelson Mandela là Chris Hani, tham mưu trưởng của ANC. Có nhiều người cho rằng Hani đang âm mưu hạ bệ Mandela, nhưng ông vẫn rất thân mật với Hani. Và cũng chẳng phải chỉ có Hani mà thôi, có rất nhiều người khác được xem là đối nghịch với Mandela, nhưng ông vẫn gọi điện thoại gọi chúc mừng sinh nhật của họ.

Khi ra khỏi tù, tiếng tăm của Mandela càng nổi hơn khi ông đến thăm cả những nhà cầm quyền đã giam mình và mời họ tham gia vào nội các mới. Ông tin rằng ôm lấy đối phương là một cách để chế ngự họ, và để họ ở ngoài tầm ảnh hưởng của mình còn nguy hiểm hơn nhiều.

Người đồng chí trong đảng ANC Wolfie Kadesh giải thích chiến dịch đánh bom do Mandela dẫn dắt như sau: "Khi chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ bắt đầu vào ngày 16 tháng 12 năm 1961, nhằm làm nổ tung những vị trí là biểu tượng của chủ nghĩa apartheid, như văn phòng giấy thông hành, tòa án địa phương, và những nơi tương tự... bưu điện và... các văn phòng chính phủ. Nhưng chúng tôi dự định thực hiện điều đó sao cho không có ai bị thương vong." Mandela đã nói về Wolfie: "Kiến thức về chiến tranh và kinh nghiệm trận mạc của ông là cực kỳ hữu ích đối với tôi.”

Ông từng nói rằng : “Tôi thích những người bạn biết suy nghĩ độc lập bởi vì họ sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ mọi khía cạnh.” Trong vòng 27 năm, ông suy xét không chỉ

chính sách, mà còn cách thức để hành xử, cách thức để lãnh đạo, cách thức để trở thành một con người.Dạt dào tình cảm? Đam mê? Nhạy cảm? Nelson Mandela khi được trả tự do hoàn toàn không còn những tính cách này, ít nhất là biểu hiện bên ngoài. Ngày nay, ông thấy tất cả những tính từ đều đáng bị phê phán. Thật vậy, ông thường phê bình ai đó quá tình cảm hoặc quá đam mê hay nhạy cảm. Thường nghe ông khen ai “cân bằng”, “thận trọng” “kiềm chế”. Việc chúng ta đánh giá ai đó phản ánh cách thức chúng ta nhận thức được chính mình và chính những từ ông sử dụng cũng miêu tả con người ông.

Nhà tù đã thay đổi con người ông như thế nào? Người đàn ông bước ra khỏi nhà giam vào năm 1990 khác như thế nào với người đàn ông bước vào nhà tù vào năm 1962? Câu hỏi này làm ông khó chịu. Ông đã làm ngơ nó, đi thẳng vào vấn đề khác. Cuối cùng, một ngày nọ, ông đã nói: “Tôi đã trưởng thành”.

Điều hiếm hoi nhất trên đời này là một người trưởng thành. Mandela chắc chắn sẽ đồng ý.. Vì người thanh niên trẻ nhạy cảm dạt dào tình cảm không biến mất. Con người đó vẫn ẩn hiện bên trong Nelson Mandela mà chúng ta thấy ngày nay. Bằng sự trưởng thành, ông muốn nói rằng ông đã học cách kiểm soát sự bốc đồng của tuổi trẻ, không còn ray rứt hay bị tổn thương, hoặc giận dữ. Điều đó không có nghĩa bạn luôn biết cần phải làm gì và làm như thế nào, nó có nghĩa là bạn có thể kiềm chế tình cảm và sự khắc khoải.

Cũng phải nhận biết rằng, không phải ai cũng có thể trở thành Nelson Mandela. Nhà tù đã tôi luyện ông, nhưng cũng làm gục ngã nhiều người. Chúng ta nên hiểu rằng , nhà tù cũng làm ông trở nên dễ thông cảm hơn. Ông không bao giờ lên án những người đã đầu hàng. Qua thời gian, ông càng thông cảm hơn với nỗi sợ của con người. Theo cách nào đó, ông đang chiến đấu cho quyền của mỗi con người không bị ngược đãi như là họ đang bị ngược đãi vậy. Thật sự ông chẳng bao giờ đánh mất sự mềm yếu hay nhạy cảm trong con người trẻ tuổi của mình. Ông chỉ tạo dựng một lớp vỏ bọc cứng rắn hơn và không dễ vỡ để bảo vệ tình cảm mềm yếu đó.

Thông cảm và thấu hiểu con người, ông coi những đồng chí của mình như những người bạn, chia sẻ với họ, quan tâm họ, ủng hộ họ, và để họ làm những điều mà họ giỏi nhất. Ẩn sâu trong lớp vỏ bọc của vi tổng thống đáng kính là niềm cảm thông sâu sắc với số phận con người luôn luôn tha thứ và tin vào cái phần tốt đẹp nhất của con người như câu nói của ông :“Những khó khăn có thể đánh gục một vài người nhưng lại là động lực cho những người khác. Không chiếc rìu nào đủ sắc để có thể phá hủy tâm hồn của một người phạm lỗi muốn chuộc tội, một người mang bên mình niềm hy vọng sẽ thành công thậm chí khi họ ở trong bước đường cùng.”

PHẦN KẾT LUẬN

Hãy tưởng tượng bạn lớn lên ở một đất nước mà uống nước nhầm vòi cũng có thể bị tống giam; nơi mà bạn làm việc như hàng xóm nhưng chỉ vì màu da nên lương cả năm không bằng lương một tuần của anh ta; một đất nước mà chính phủ coi thường tổ tiên và lối sống của bạn. Đó chính là đất nước của Nelson Mandela, vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. Lớn lên dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid hà khắc, thay vì cúi đầu trước sự bất công, Mandela đã trở thành một chiến binh quả cảm trong cuộc chiến giải phóng đất nước khỏi ách phân biệt chủng tộc. Trong cả quãng đời hoạt động của mình, ông đã trở thành một nhà lãnh đạo được cả thế giới tôn vinh là “Người anh hùng vì tự do”.Nelson Mandela có nhiều thầy giáo trong suốt cuộc đời mình, nhưng người thầy vĩ đại nhất là nhà tù. Nhà tù đã đúc nên con người mà chúng ta thấy ngày nay. Ông tìm hiểu về cuộc sống, về sự lãnh đạo từ nhiều nguồn: Từ người cha đã qua đời, từ vị vua của tộc người Thembu, người đã nuôi dưỡng ông như một người cha; từ bạn bè và đồng nghiệp Walter Silulu và Oliver Tambo; từ những hình ảnh và các nguyên thủ quốc gia như Winston Churchill và Haile Selassie; từ văn chương của Machiavelli và Tolstoy…Trãi qua những thăng trầm biến cố , ông đã trở thành 1 trong những nhà lãnh đạo vĩ đại của nhân loại, để lại những bài học lãnh đạo vô cùng sâu sắc cho thế hệ sau này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nelson Mandela . Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nelson_Mandela

2. Thùy Dương. Huyền thoại Nelson Mandela.Báo Tin Tức

https://baotintuc.vn/ho-so/huyen-thoai-nelson-mandela-ky-1- 20130715073810038.htm

3. Việt Anh .Nhà tù đã đúc nên co người Mandela. Báo mới

https://baomoi.com/ky-1-nha-tu-da-duc-nen-con-nguoi-nelson- mandela/c/12624222.epi

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lãnh đạo của Nelson Mandela (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w