Yếu tố khiêm nhường

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lãnh đạo của Nelson Mandela (Trang 28 - 29)

4. Đối tượng nghiên cứu

3.3.3Yếu tố khiêm nhường

Như ông về sau đã nói trong đám cưới của con gái Zindzi, dường như số mệnh của những người đấu tranh cho tự do là phải có cuộc sống cá nhân bất ổn. Khi cuộc đời của bạn là đấu tranh, giống như cuộc đời ông, hầu như không còn chỗ cho gia đình. Đó luôn là hối tiếc lớn nhất của Mandela và là phần đau đớn nhất trong lựa chọn của ông”.

Ông nói trong đám cưới đó: “Chúng tôi chứng kiến con cái trưởng thành mà không có sự dìu dắt của chúng tôi. Và khi chúng tôi ra khỏi tù, con tôi nói chúng con nghĩ rằng chúng con có một người bố và một ngày nào đó bố sẽ quay về. Nhưng thật thất vọng, bố chúng con về và ông ấy bỏ chúng con một mình vì giờ ông ấy đã là người cha của cả dân tộc”. Ông Mandela kết luận: “Là cha của cả dân tộc là một vinh dự lớn lao, là một người cha của gia đình là một niềm vui lớn hơn. Nhưng đó là niềm vui mà đến nay tôi có quá ít”. Vào sinh nhật thứ 80, Nelson Mandela kết hôn với bà Graca Machel, quả phụ của cựu Tổng thống Môdămbích. Ông vẫn tiếp tục đi khắp thế giới, gặp gỡ các lãnh đạo, tham gia hội nghị và giành được nhiều giải thưởng. Phần lớn công việc của ông liên quan đến Tổ chức Mandela, một quỹ từ thiện mà ông thành lập.

Bằng nhiều cách, thành quả lớn nhất của Mandela với tư cách là tổng thống Nam Phi là cách ông chọn để rời chức vụ này. Khi ông được bầu vào năm 1994, ông có thể bị áp lực

Trong lịch sử châu Phi có rất ít nhà lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ muốn rời khỏi chức vụ. Mandela quyết định lập ra một tiền lệ để mọi người làm theo - không chỉ tại Nam Phi mà còn tại cả châu lục. Ramaphosa nói: “Công việc của ông là vạch đường đi chứ không phải là lèo lái con tàu”.

Khi Mandela lần đầu tiên được bầu làm tổng thống của Nam Phi, một tờ báo địa phương đã viết bài với cái title in đậm “Tôi không phải đấng cứu thế”. Trong khi người phương Tây tôn thờ ông như một vị thánh vì góp phần rất lớn vào việc chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc. Ông chỉ coi mình như “một người đàn ông bình thường, trở thành lãnh đạo do hoàn cảnh đặc biệt”.

Ông cũng cho biết rằng không thích hình ảnh truyền thông của mình, ông cũng là con người và từng phạm nhiều sai lầm, ông cho biết mình không phải vị thần trong truyện có thể cứu rỗi cả thế giới. Chính điều này càng cho thấy đức tính giản dị và khiêm tốn của vị cựu thủ tướng Nam Phi.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lãnh đạo của Nelson Mandela (Trang 28 - 29)