Yếu tố ý chí và khiêm nhường của NELSON MANDELA

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lãnh đạo của Nelson Mandela (Trang 26)

4. Đối tượng nghiên cứu

3.3 Yếu tố ý chí và khiêm nhường của NELSON MANDELA

3.3.2 Yếu tố ý chí

Trong suốt 27 năm bị tù đày, Mandela bị giam trên đảo Robben tới 18 năm. Những năm tháng này là khoảng thời gian đen tối trong cuộc đời của Mandela. Ông từng viết: “Trong tù, bạn phải đối mặt với thời gian. Không có gì khủng khiếp hơn điều này”.

Bị giam trong phòng nhỏ hẹp, lấy sàn nhà là giường, phải lao động khổ sai, chỉ được tiếp một khách mỗi năm trong 30 phút, chỉ được viết và nhận một bức thư trong 6 tháng, nhưng cuộc sống tù đày trên đảo Robben đã trở thành môi trường tôi luyện Mandela. Bằng sự thông minh, tinh thần quyết chiến, Mandela đã đóng vai trò lãnh đạo bạn tù, trở thành ông chủ trong chính nhà tù của mình.

Một ngày tù của ông diễn ra như thế này: Ông và các tù nhân khác bị cai ngục đánh thức lúc 5 giờ 30 sáng nhưng mãi đến 6 giờ 45 mới được ra khỏi phòng giam sau khi đã lau phòng, gấp thảm và chăn. Tù nhân không có nước máy, không có nhà vệ sinh trong phòng giam. Thay vào đó là một cái xô vệ sinh bằng sắt đường kính khoảng 25 cm, có nắp đậy bằng sứ và lõm ở giữa để đựng nước dùng khi cạo râu, rửa mặt, rửa tay.

Khi được ra khỏi phòng giam, việc đầu tiên họ làm là đổ và rửa xô. Điều thú vị nhất trong khi làm việc này là có cơ hội để trao đổi với bạn tù vài tiếng, tất nhiên là phải khẽ khàng

Sau đó đến giờ ăn sáng. Trong vài tháng đầu tiên ở tù, Mandela và các tù nhân được các tù nhân thường mang bữa sáng đến tận phòng giam. Bữa sáng gồm cháo ngô đặc, ngũ cốc được đổ vào bát và đẩy qua chấn song phòng giam. Cũng giống như mọi thứ khác trong tù, khẩu phần ăn cũng có sự phân biệt đối xử. Nói chung, người da màu và người da đỏ được ăn ngon hơn một chút so với người châu Phi. Gọi là ngon hơn nhưng thực ra không có gì khác nhau đáng kể giữa một loại thức ăn có mùi vị khó chịu và một loại không thể ăn được.

Sau vài tháng đầu, tù nhân sẽ ăn ở khu vực sân. Trong bữa sáng, mỗi người được uống một cốc đựng một thứ dung dịch gọi là cà phê, nhưng thực tế đó là ngô nghiền rang cháy đen và pha với nước nóng.

Giữa bữa sáng, Mandela và các bạn tù có thể bị cai ngục bắt ngừng ăn, ra ngoài phòng giam để kiểm tra. Nếu ba khuy áo khoác kaki không được cài ngay ngắn, nếu không bỏ mũ xuống khi cai ngục đi qua, nếu không dọn phòng giam sạch sẽ, họ sẽ bị coi là vi phạm luật lệ nhà tù và bị phạt dưới hình thức giam biệt lập hoặc cắt bữa ăn.

Sau bữa ăn, tù nhân phải lao động khổ sai, phần lớn là đập đá trong sân nhà tù đến tận trưa mà không được nghỉ. Ăn trưa xong, họ phải làm việc đến tận 4 giờ chiều, rồi điểm danh, dọn dẹp, tắm táp bằng nước lạnh bất kể thời tiết.

Chính xác lúc 4 giờ 30 chiều, sẽ có một tiếng gõ lớn trên cánh cửa gỗ cuối hành lang báo hiệu bữa ăn tối sắp được đưa vào. Bữa tối là cháo ngô đặc, đôi khi được thả cà rốt hoặc bắp cải hay củ cải đường nhưng tù nhân thường phải tìm kỹ mới thấy. Tù nhân phải ăn cùng một loại đến hàng tuần, đến khi cà rốt và bắp cải đã héo mốc và họ chán đến tận cổ. Đôi khi họ được một mẩu thịt nhỏ trong bát cháo, nhưng phần lớn là sụn.

Những thứ mà Mandela và các tù nhân khác phải nếm thậm chí còn không đạt tiêu chuẩn của nhà tù. Nguyên do là các tù nhân làm nhiệm vụ nấu ăn thường giữ lại những thức ăn ngon nhất cho họ và bạn bè họ. Họ cũng nhặt riêng những thứ ngon để đút lót cai ngục. Đúng 8 giờ tối, cai ngục đêm sẽ vào trong hành lang, khóa trái cửa lại và đưa chìa khóa qua một cái lỗ nhỏ cho cai ngục khác ở bên ngoài. Cai ngục này sẽ đi đi lại lại dọc hành lang ra lệnh cho tù nhân ngủ. Những ai đang dở học hành sẽ được đọc đến tận 10 hoặc 11 giờ. Một ngày tù tội đã kết thúc. Với Mandela, ông phải trải qua 18 năm đằng đẵng như thế.

Chế độ nhà tù Apartheid khắc nghiệt đến mức Mandela thậm chí không được phép dự đám tang khi mẹ đẻ và con trai cả qua đời. Trong thời gian đen tối trong tù, Mandela bị bệnh lao và do là một tù nhân chính trị da đen, ông chỉ được chữa trị ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, trước khi ra tù, Mandela đã học xong bằng cử nhân luật trường Đại học Luân Đôn theo chương trình học từ xa.

Trong một cuốn hồi ký năm 1981, điệp viên tình báo Nam Phi Gordon Winter tiết lộ rằng chính phủ Nam Phi âm mưu sắp xếp cho Mandela vượt ngục để định bắn chết ông trong lúc ông bị bắt lại. Tuy nhiên, âm mưu này đã bị tình báo Anh phá tan.

Năm 1982, Mandela và các thủ lĩnh ANC bị đưa tới nhà tù Pollsmoor để tiện liên lạc với chính phủ Nam Phi. Năm 1985, Tổng thống P.W. Botha đã đề xuất thả tự do cho Mandela với điều kiện ông từ bỏ cuộc đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên, người tù da đen thẳng thừng bác bỏ đề nghị.

Trong khi Mandela và các thủ lĩnh khác của ANC bị tù đày hoặc phải sống lưu vong, thanh niên da đen Nam Phi đã làm mọi cách để chống lại nhà cầm quyền da trắng thiểu số. Họ coi Mandela là một biểu tượng không khuất phục trong cuộc phản kháng của người da đen.

Ý chí kiên cường không khuất phục giúp ông trở thành ngọn đèn chân lý của người dân Nam Phi và sự ngưỡng mộ của toàn thế giới. Điều ông đối mặt không chỉ là sự nghiệt ngã chốn lao tù, sự tàn ác của chế độ, sự thiếu thốn vật chất, sự giày vò của thời gian với bệnh tật, nỗi nhớ gia đình, sự lấn át tinh thần, nhưng tất cả đối với ông chỉ là KHÔNG BAO GIỜ TỪ BỎ.

3.3.3 Yếu tố khiêm nhường

Như ông về sau đã nói trong đám cưới của con gái Zindzi, dường như số mệnh của những người đấu tranh cho tự do là phải có cuộc sống cá nhân bất ổn. Khi cuộc đời của bạn là đấu tranh, giống như cuộc đời ông, hầu như không còn chỗ cho gia đình. Đó luôn là hối tiếc lớn nhất của Mandela và là phần đau đớn nhất trong lựa chọn của ông”.

Ông nói trong đám cưới đó: “Chúng tôi chứng kiến con cái trưởng thành mà không có sự dìu dắt của chúng tôi. Và khi chúng tôi ra khỏi tù, con tôi nói chúng con nghĩ rằng chúng con có một người bố và một ngày nào đó bố sẽ quay về. Nhưng thật thất vọng, bố chúng con về và ông ấy bỏ chúng con một mình vì giờ ông ấy đã là người cha của cả dân tộc”. Ông Mandela kết luận: “Là cha của cả dân tộc là một vinh dự lớn lao, là một người cha của gia đình là một niềm vui lớn hơn. Nhưng đó là niềm vui mà đến nay tôi có quá ít”. Vào sinh nhật thứ 80, Nelson Mandela kết hôn với bà Graca Machel, quả phụ của cựu Tổng thống Môdămbích. Ông vẫn tiếp tục đi khắp thế giới, gặp gỡ các lãnh đạo, tham gia hội nghị và giành được nhiều giải thưởng. Phần lớn công việc của ông liên quan đến Tổ chức Mandela, một quỹ từ thiện mà ông thành lập.

Bằng nhiều cách, thành quả lớn nhất của Mandela với tư cách là tổng thống Nam Phi là cách ông chọn để rời chức vụ này. Khi ông được bầu vào năm 1994, ông có thể bị áp lực

Trong lịch sử châu Phi có rất ít nhà lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ muốn rời khỏi chức vụ. Mandela quyết định lập ra một tiền lệ để mọi người làm theo - không chỉ tại Nam Phi mà còn tại cả châu lục. Ramaphosa nói: “Công việc của ông là vạch đường đi chứ không phải là lèo lái con tàu”.

Khi Mandela lần đầu tiên được bầu làm tổng thống của Nam Phi, một tờ báo địa phương đã viết bài với cái title in đậm “Tôi không phải đấng cứu thế”. Trong khi người phương Tây tôn thờ ông như một vị thánh vì góp phần rất lớn vào việc chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc. Ông chỉ coi mình như “một người đàn ông bình thường, trở thành lãnh đạo do hoàn cảnh đặc biệt”.

Ông cũng cho biết rằng không thích hình ảnh truyền thông của mình, ông cũng là con người và từng phạm nhiều sai lầm, ông cho biết mình không phải vị thần trong truyện có thể cứu rỗi cả thế giới. Chính điều này càng cho thấy đức tính giản dị và khiêm tốn của vị cựu thủ tướng Nam Phi.

3.4 Cách dùng người của NELSON MANDELA

Thời kì đen tối,Mandela đi đến gặp từng đồng chí, những người cùng bị giam trong tù, để giải thích và thuyết phục họ về con đường mới. Với ông, nhà lãnh đạo chân chính phải là người mang được hậu phương cùng tiến lên chứ không phải là lãnh đạo kiểu “kẹo cao su” nhai xong rồi bỏ.

Lúc bị giam trên đảo Robben, có một người rất thân cận Nelson Mandela là Chris Hani, tham mưu trưởng của ANC. Có nhiều người cho rằng Hani đang âm mưu hạ bệ Mandela, nhưng ông vẫn rất thân mật với Hani. Và cũng chẳng phải chỉ có Hani mà thôi, có rất nhiều người khác được xem là đối nghịch với Mandela, nhưng ông vẫn gọi điện thoại gọi chúc mừng sinh nhật của họ.

Khi ra khỏi tù, tiếng tăm của Mandela càng nổi hơn khi ông đến thăm cả những nhà cầm quyền đã giam mình và mời họ tham gia vào nội các mới. Ông tin rằng ôm lấy đối phương là một cách để chế ngự họ, và để họ ở ngoài tầm ảnh hưởng của mình còn nguy hiểm hơn nhiều.

Người đồng chí trong đảng ANC Wolfie Kadesh giải thích chiến dịch đánh bom do Mandela dẫn dắt như sau: "Khi chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ bắt đầu vào ngày 16 tháng 12 năm 1961, nhằm làm nổ tung những vị trí là biểu tượng của chủ nghĩa apartheid, như văn phòng giấy thông hành, tòa án địa phương, và những nơi tương tự... bưu điện và... các văn phòng chính phủ. Nhưng chúng tôi dự định thực hiện điều đó sao cho không có ai bị thương vong." Mandela đã nói về Wolfie: "Kiến thức về chiến tranh và kinh nghiệm trận mạc của ông là cực kỳ hữu ích đối với tôi.”

Ông từng nói rằng : “Tôi thích những người bạn biết suy nghĩ độc lập bởi vì họ sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ mọi khía cạnh.” Trong vòng 27 năm, ông suy xét không chỉ

chính sách, mà còn cách thức để hành xử, cách thức để lãnh đạo, cách thức để trở thành một con người.Dạt dào tình cảm? Đam mê? Nhạy cảm? Nelson Mandela khi được trả tự do hoàn toàn không còn những tính cách này, ít nhất là biểu hiện bên ngoài. Ngày nay, ông thấy tất cả những tính từ đều đáng bị phê phán. Thật vậy, ông thường phê bình ai đó quá tình cảm hoặc quá đam mê hay nhạy cảm. Thường nghe ông khen ai “cân bằng”, “thận trọng” “kiềm chế”. Việc chúng ta đánh giá ai đó phản ánh cách thức chúng ta nhận thức được chính mình và chính những từ ông sử dụng cũng miêu tả con người ông.

Nhà tù đã thay đổi con người ông như thế nào? Người đàn ông bước ra khỏi nhà giam vào năm 1990 khác như thế nào với người đàn ông bước vào nhà tù vào năm 1962? Câu hỏi này làm ông khó chịu. Ông đã làm ngơ nó, đi thẳng vào vấn đề khác. Cuối cùng, một ngày nọ, ông đã nói: “Tôi đã trưởng thành”.

Điều hiếm hoi nhất trên đời này là một người trưởng thành. Mandela chắc chắn sẽ đồng ý.. Vì người thanh niên trẻ nhạy cảm dạt dào tình cảm không biến mất. Con người đó vẫn ẩn hiện bên trong Nelson Mandela mà chúng ta thấy ngày nay. Bằng sự trưởng thành, ông muốn nói rằng ông đã học cách kiểm soát sự bốc đồng của tuổi trẻ, không còn ray rứt hay bị tổn thương, hoặc giận dữ. Điều đó không có nghĩa bạn luôn biết cần phải làm gì và làm như thế nào, nó có nghĩa là bạn có thể kiềm chế tình cảm và sự khắc khoải.

Cũng phải nhận biết rằng, không phải ai cũng có thể trở thành Nelson Mandela. Nhà tù đã tôi luyện ông, nhưng cũng làm gục ngã nhiều người. Chúng ta nên hiểu rằng , nhà tù cũng làm ông trở nên dễ thông cảm hơn. Ông không bao giờ lên án những người đã đầu hàng. Qua thời gian, ông càng thông cảm hơn với nỗi sợ của con người. Theo cách nào đó, ông đang chiến đấu cho quyền của mỗi con người không bị ngược đãi như là họ đang bị ngược đãi vậy. Thật sự ông chẳng bao giờ đánh mất sự mềm yếu hay nhạy cảm trong con người trẻ tuổi của mình. Ông chỉ tạo dựng một lớp vỏ bọc cứng rắn hơn và không dễ vỡ để bảo vệ tình cảm mềm yếu đó.

Thông cảm và thấu hiểu con người, ông coi những đồng chí của mình như những người bạn, chia sẻ với họ, quan tâm họ, ủng hộ họ, và để họ làm những điều mà họ giỏi nhất. Ẩn sâu trong lớp vỏ bọc của vi tổng thống đáng kính là niềm cảm thông sâu sắc với số phận con người luôn luôn tha thứ và tin vào cái phần tốt đẹp nhất của con người như câu nói của ông :“Những khó khăn có thể đánh gục một vài người nhưng lại là động lực cho những người khác. Không chiếc rìu nào đủ sắc để có thể phá hủy tâm hồn của một người phạm lỗi muốn chuộc tội, một người mang bên mình niềm hy vọng sẽ thành công thậm chí khi họ ở trong bước đường cùng.”

PHẦN KẾT LUẬN

Hãy tưởng tượng bạn lớn lên ở một đất nước mà uống nước nhầm vòi cũng có thể bị tống giam; nơi mà bạn làm việc như hàng xóm nhưng chỉ vì màu da nên lương cả năm không bằng lương một tuần của anh ta; một đất nước mà chính phủ coi thường tổ tiên và lối sống của bạn. Đó chính là đất nước của Nelson Mandela, vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. Lớn lên dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid hà khắc, thay vì cúi đầu trước sự bất công, Mandela đã trở thành một chiến binh quả cảm trong cuộc chiến giải phóng đất nước khỏi ách phân biệt chủng tộc. Trong cả quãng đời hoạt động của mình, ông đã trở thành một nhà lãnh đạo được cả thế giới tôn vinh là “Người anh hùng vì tự do”.Nelson Mandela có nhiều thầy giáo trong suốt cuộc đời mình, nhưng người thầy vĩ đại nhất là nhà tù. Nhà tù đã đúc nên con người mà chúng ta thấy ngày nay. Ông tìm hiểu về cuộc sống, về sự lãnh đạo từ nhiều nguồn: Từ người cha đã qua đời, từ vị vua của tộc người Thembu, người đã nuôi dưỡng ông như một người cha; từ bạn bè và đồng nghiệp Walter Silulu và Oliver Tambo; từ những hình ảnh và các nguyên thủ quốc gia như Winston Churchill và Haile Selassie; từ văn chương của Machiavelli và Tolstoy…Trãi qua những thăng trầm biến cố , ông đã trở thành 1 trong những nhà lãnh đạo vĩ đại của nhân loại, để lại những bài học lãnh đạo vô cùng sâu sắc cho thế hệ sau này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nelson Mandela . Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nelson_Mandela

2. Thùy Dương. Huyền thoại Nelson Mandela.Báo Tin Tức

https://baotintuc.vn/ho-so/huyen-thoai-nelson-mandela-ky-1- 20130715073810038.htm

3. Việt Anh .Nhà tù đã đúc nên co người Mandela. Báo mới

https://baomoi.com/ky-1-nha-tu-da-duc-nen-con-nguoi-nelson- mandela/c/12624222.epi

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lãnh đạo của Nelson Mandela (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w