Ở Việt Nam, hình tượng Quan Vũ được ưu ái, ca ngợi và cũng được người dân thờ cúng như một vị thánh. Tình huynh đệ giữa ông với Lưu Bị, Trương Phi, những chiến công hiển hách, những đức tính tốt đẹp trung nghĩa can trường của ông được La Quán Trung ca ngợi. Xuyên suốt trong TQDN, cụm từ “Kết nghĩa vườn đào” là tượng trưng cho tình nghĩa huynh đệ thắm thiết, keo sơn, không vì phú quý, công danh, khó khăn hoạn nạn mà mờ phai. Chính những điều này khiến nhân vật Quan Vũ nhận được sự yêu mến ngưỡng mộ tôn sùng của đại đa số dân chúng.
Có khá nhiều đền thờ Quan Vũ ở Việt Nam đã có từ nhiều thế kỷ, trải dài từ Bắc đến Nam, tuy nhiên số lượng đền thờ nhân vật này phía Nam nhiều hơn phía Bắc. Lý giải hiện tượng này là bởi vì có một bộ phận lớn người gốc Hoa đã
nhiều thế hệ sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Người Hoa lâu rồi hòa cùng dân Việt và thấy rõ những đức tính nghĩa tình nên cũng thờ ông trong nhiều chùa, thờ chung với Phật. Người Việt gọi ông là Hán Thọ Đình Hầu hay phổ biến hơn là Quan Thánh Đế Quân.
Theo một số nhà nghiên cứu thì người Hoa cho rằng: “ Quan Công thờ tại gia đình thì là vị thần phù hộ cho gia chủ (nam giới), thờ ở đền miếu là vị thần phù hộ cộng đồng, thờ ở Đạo quán là một trong ba mươi sáu tướng của Huyền Thiên
thượng đế chuyên trừ tà ma cứu độ chúng sinh, thờ ở chùa là Già Lam bồ tát hộ trì tam bảo”
Hai nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo và Quan Vũ
Cả 2 nhân vật đều là những vị anh hùng được ca ngợi và tôn sùng lên làm bậc Thánh nhân.
Có điều đáng lưu ý, trong thời gian qua trên một số thông tin có những quan điểm so sánh giữa Trần Hưng Đạo và Quan Vân Trường?
Một nhân vật như Quan Vũ, có nguồn gốc từ Trung Quốc lại đem so sánh với một vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo?
Câu trả lời, có lẽ là người dân dù ở bất cứ nơi đâu, quốc gia lãnh thổ nào cũng luôn yêu mến những phẩm chất như trung thành, tín nghĩa, can trường, yêu chính nghĩa, diệt trừ gian tà, người bảo vệ sự bình an cho dân chúng, đất nước…
Quan Vũ là nhân vật được hư cấu khá nhiều, là một dũng tướng trong thời loạn quốc của Trung Hoa và nhiều giai thoại hư cấu, qua miêu tả trong tiểu thuyết TQDN của La Quán Trung và chỉ dừng lại dưới dạng một tác phẩm văn học. Và đặc biệt hình tượng Quan Vũ luôn được diễn tả dưới góc nhìn của một Dũng tướng mà thôi.
Trần Hưng Đạo là Danh tướng tài năng của Việt Nam và thế giới, lịch sử cụ thể và chính xác, đặc biệt đội quân BÁCH CHIÊN BÁCH THẮNG của đế chế Mông Cổ chỉ thảm bại tại Châu Á chính là thảm bại mà dưới tài thao lược
của Thánh tướng Trần Hưng Đạo.
Những chiến công của Trần Hưng Đạo, cốt cách tinh thần, tấm lòng yêu nước thương dân hy sinh những mưu lợi cá nhân vì sự nghiệp lớn, vì độc lập tự do của đất nước rất đáng được ghi nhớ và tôn sùng. Tấm gương của vị anh hùng dân tộc vẫn còn uy danh đến ngày nay xứng đáng được trở thành
một biểu tượng lịch sử văn hóa của Việt Nam, cũng như một biểu tượng của toàn nhân loại.
Vậy việc sưu tầm, trưng bày, tôn thờ theo quan niệm của người Việt ta chọn ai?