chung đến với mọi công dân, mọi tầng lớp trong xã hội.
5. Hiện trạng những tượng đài Trần Hưng Đạo ở Việt Nam Nam
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được nhân dân tôn sùng và dựng tượng ở nhiều nơi. Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam và ở nước ngoài đều dựng đền thờ, dựng tượng của ông. Tiêu biểu phải kể đến như.
- Tượng Trần Hưng Đạo ở thành phố Nam Định - Tượng Trần Hưng Đạo ở Quy Nhơn, Bình Định - Tượng Trần Hưng Đạo ở núi Nhồi Thanh Hoá - Tượng Trần Hưng Đạo ở Trường Sa
- Tượng Trần Hưng Đạo ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa...
Những bức tượng của Trần Hưng Đạo đa phần là tượng đài lớn dựng ở các quảng trường, ven sông, biển. những nơi có địa hình và không gian rộng, được xây dựng với tư thế hiên ngang hùng dũng, can trường của một vị tướng tài giỏi, một vị Thánh của dân tộc Việt.
Gần đây nhất, bức tượng mang tên Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được dựng ở đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bức tượng dựng trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước sự đe dọa tranh chấp của Trung Quốc. Bức tượng như một minh
chứng cho chủ quyền của dân tộc ta với quần đảo này.
Trần Hưng Đạo là Danh tướng tài năng của Việt Nam và thế giới, lịch sử cụ thể và chính xác, đặc biệt đội quân BÁCH CHIÊN BÁCH THẮNG của đế chế Mông Cổ chỉ thảm bại tại Châu Á - chính là Ba lần thảm bại mà dưới tài thao lược của Thánh tướng Trần Hưng Đạo.
Những chiến công của Trần Hưng Đạo, cốt cách tinh thần, tấm lòng yêu nước thương dân, hy sinh những mưu lợi cá nhân vì sự nghiệp lớn, vì độc lập tự do của đất nước rất đáng được ghi nhớ và tôn sùng. Tấm gương của vị anh hùng dân tộc vẫn còn uy danh đến ngày nay xứng đáng được trở thành một biểu tượng lịch sử văn hóa của Việt Nam, cũng như một biểu tượng của toàn nhân loại.
Lịch sử đời này qua đời khác, đều vinh danh và tự hào về Ngài, hình tượng Ngài được các danh sĩ thời Trần như Bùi Tông Quán, Phạm Sư Mạnh, Lý Tế Xuyên, Trương Hán Siêu, v.v... đều có những sáng tác viết về Trần Hưng Đạo. Các danh sĩ đời sau như Đặng Minh Khiêm (thời Lê), Cao Bá Quát (thời Nguyễn),v.v... cũng thường dành cho Ngài những lời đặc biệt kính trọng. Dưới đây giới thiệu hai bài tiêu biểu nhất:
Đặng Minh Khiêm (? -1585) viết: Sinh phùng gia hấn thệ thâu trung, Mậu kiến Trùng Hưng đệ nhất công. Một hậu uy do tồi Bắc lỗ,
Ỷ thiên trường kiến da minh phong. Dịch nghĩa:
Sinh vào lúc gia đình có sự hiềm khích nhưng vẫn thề giữ đức trung thành,
Giúp nên cơ nghiệp Trùng Hưng công lao hàng bậc nhất. Dẫu đã mất mà uy phong còn bẻ gãy giặc Bắc.
Thanh kiếm dài tựa ngoài trời thuở xưa, đêm đêm thường rít lên như gió.
Cao Bá Quát (1809-1855) viết: Phổ xuất tiên nguyên cái thế hào, Phấn thân tuẫn quốc bất từ lao. Xanh phù nhật cốc khâm hoài nhuệ, Tấn tảo biên trần thủ đoạn cao. Công mãn Nam thiên thùy trúc bạch, Uy dư Đông Hải thiếp ba đào.
Phần Dương khánh diễn hồn dư sự, Trường sử Hồ nhi thức tuấn mao. Dịch nghĩa:
Dấn mình vì nước chẳng nề khó nhọc. Nâng đỡ xe mặt trời lòng những hăng hái,
Quét sạch bụi ngoài cõi, mưu lược thật cao siêu. Công cao đầy cả trời Nam, lưu truyền sử sách, Uy linh khắp biển Đông, sóng cả yên lặng.
Ân trạch ở Phần Dương có sánh cũng bằng thừa. Mãi khiến giặc Hồ phải biết tay tài giỏi .
Căn cứ vào những tượng đài về Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn trải khắp ba miền đất nước từ đất liền, đến hải đảo, từ trung tâm văn hóa tín ngưỡng - đền thờ Ngài có mặt hầu khắp các tỉnh thành trong lãnh thổ Việt Nam, tại các quảng trường trung tâm văn hóa, chính trị của thành phố các tỉnh, đến tận những mái trường học, tại các phòng truyền thống của các doanh nghiệp... hình tượng của Trần Hưng Đạo luôn được dành một vị trí trang nghiêm, trang trọng nhất để
tỏ lòng biết ơn và ghi nhận những đóng góp vô cùng to lớn của Ngài, dưới sự ủng hộ của toàn Đảng, toàn dân hình tượng Đức Thánh Trần được ghi nhận bằng những tượng đài hoành tráng và trang trọng có mặt ở hầu hết các tỉnh thành để cho công chúng Việt Nam hôm nay, và bạn bè nước ngoài hiểu rõ hơn về những công lao của Ngài.
Hình ảnh của Đức Thánh Trần được nhiều nhà điêu khắc, họa sỹ nghiên cứu và phát triển dưới nhiều góc nhìn khác nhau, đa dạng trong kỹ thuật thể hiện, điều đó càng thể hiện về một vị anh hùng được mọi đối tượng tầng lớp nhân dân tôn thờ.
Hướng về cội nguồn lịch sử, và tự hào đi lên từ những nền tảng của cha ông là xu hướng, cũng như là mong muốn của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam hiện nay, vì thế việc mong muốn có một hình ảnh đặc trưng làm vật phẩm cho mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là vật phẩm về tiên tổ, về anh
hùng dân tộc là một mong muốn hết sức linh thiêng của công chúng Việt trong thời đại ngày hôm nay.
ục thờ cúng, trưng bày, sưu tầm hình tượng Quan Vân
Trường (nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung - Trung Quốc)
Văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến toàn nhân loại, đặc biệt ở Châu Á trong đó có Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam trải qua nhiều cuộc xâm chiếm của phương Bắc, sự giao thoa văn hóa... phần nào có ảnh hưởng lớn đến đời sống, phong tục tập quán của người Việt, ngày nay có nhiều, rất nhiều người cho rằng văn hóa Việt gần như không có, không còn và những hoạt động, tập tục đã phần nào ảnh hưởng và chụi sự chi phối của người Trung Hoa vì thế việc thờ cúng, sưu tầm hình ảnh những điển tích về hình tượng những vị dũng tướng, anh hùng của Trung Hoa đã trở thành
một nét văn hóa định hình từ lâu trong cộng đồng Việt.
Chúng ta dành một chút thời gian để xem qua về lịch sử để hiểu thêm một trong những lý do tại sao hình tượng Quan Vũ được tôn sùng như vậy: