PHẦN KẾT LUẬN 1.Tính khả thi của đề tà

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh tăng sự hứng thú học tập môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 35 - 37)

D. DẠY THỰC NGHIỆM Môn: Tự nhiên và xã hô

PHẦN KẾT LUẬN 1.Tính khả thi của đề tà

1.Tính khả thi của đề tài

- Qua việc nghiên cứu đề tài “ Một số phương pháp tạo hứng thú khi học môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1”. Từ thực tế áp dụng vào giảng dạy, tôi thấy giờ dạy đã đạt hiệu quả rõ rệt. Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học. Trên cơ sở nắm lí thyết, các em các em đã vân dụng kiến thức để làm các bài tập, vận dụng các kiến thức áp dụng vào cuộc sống một cách có hiệu quả. Kết quả đó đã khẳng định được tính khả thi của đề tài. Hi vọng nó sẽ góp phần vào công tác giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nói chung.

- Là một giáo viên tiểu học trước những đổi mới lớn lao của ngành, bản thân tôi sẽ không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu để rút ra nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình xây dựng chuyên môn để có những tiết dạy Tự nhiên và xã hội sáng tạo, hiệu quả và tạo được hứng thú cho học sinh hơn nữa.

2. Kết quả

- Để phát triển con người toàn diện, góp phần hình thành năng lực, phẩm chất, tư duy cho học sinh thì việc dạy tốt tất cả các môn học là một yêu cầu không thể thiếu. Người giáo viên không những dạy tốt các môn Toán, Tiếng Việt mà còn phải dạy tốt tất cả các môn học khác nhau để các em phát triển một cách toàn diện.

- Đề tài nghiên cứu này cung cấp một số lí luận cơ bản, từ đó rèn luyện, thực hành các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đặc trưng của bộ môn Tự

nhiên và Xã hội lớp 1 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Giáo viên vận dụng được các nguyên tắc, kĩ năng cơ bản để sử dụng, tự làm hoặc sưu tầm đồ dùng dạy học.

- Việc dạy tốt môn Tự nhiên và Xã hội là một yêu cầu đã và đang được quan tâm song song với những môn khác. Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực phối hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, sẽ làm không khí học tập vui tươi hồn nhiên, sinh động, học sinh tích cực, hứng thú. Tâm lí học sinh thoải mái để học tốt các môn học tiếp theo.

3. Kiến nghị

- Các phương pháp nói trên là những phương pháp được sử dụng chủ yếu trong môn học Tự nhiên và Xã hội. Nó không chỉ phù hợp với nội dung dạy học mà còn phù hợp tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em. Vì vậy, giáo viên phải chú trọng sử dụng, lựa chọn phù hợp với từng bài dạy, từng hoạt động để nâng cao chất lượng dạy và học.

- Việc sử dụng thường xuyên phối hợp các phương pháp trong giảng dạy Tự nhiên và Xã hội lớp 1 giúp cho giáo viên có kỹ năng thực hiện các thao tác thành thạo trong dạy học và giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy, tạo hứng thú, say mê học hỏi, khám phá ở các em học sinh.

- Tùy theo nội dung, trình độ của học sinh và điều kiện của nhà trường và địa phương mà giáo viên sử dụng và lựa chọn phương pháp phù hợp. Giáo viên luôn trau dồi, bồi dưỡng, rèn luyện cả về kiến thức và đặc biệt là kỹ năng thực hiện xâu chuỗi các thao tác để phục vụ cho việc tổ chức tiết dạy đạt hiệu quả. Giáo viên phải biết yêu thương và có tinh thần trách nhiệm với học sinh.

- Không có phương pháp nào là tối ưu. Vì vậy, giáo viên không nên chỉ dừng lại ở việc dạy học Tự nhiên và Xã hội bằng phương pháp nào mà phải trau dồi, rèn luyện việc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tránh nhàm chán. Bên cạnh đó giáo viên cần tận dụng ưu thế của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy TN- XH. Có như thế mới mang lại hiệu quả cao nhất cho dạy học nói chung và dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng.

Trên đây là kinh ngiệm của tôi qua thực tế giảng dạy lớp 1 ở tiểu học. Rất mong �

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh tăng sự hứng thú học tập môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 35 - 37)