Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHÓM SẢN PHẨM THUỐC TIÊM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC (Trang 34)

Sau khi đã quyết định lựa những phân đoạn nào của thị trường, doanh nghiệp phải quyết định xem là phải chiếm được vị trí nào trong các phân đoạn đó. Tức là vị trí sản phẩm chiếm được trong tâm trí khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh khác trên cơ sở so sánh những đặc điểm khác biệt chiếm ưu thế. Có nhiều cách để tạo đặc điểm khác biệt cho doanh nghiệp và nhãn hiệu nhưng phải chú ý rằng sự khác biệt đó có ý nghĩa, có giá trị hay không. Mỗi đặc điểm khác biệt đều có thể gây ra chi phí cho doanh nghiệp và lợi ích cho khách hàng.

- Tạo đặc điểm khác biệt: Để tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm của mình so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt dựa trên bốn yếu tố cơ bản: sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh.

- Tuyên truyền vị trí của doanh nghiệp: Doanh nghiệp không chỉ phải thiết kế một chiến lược định vị rõ ràng, mà còn phải tuyên truyền vị trí của nó một cách thành công. Giả sử một doanh nghiệp chọn chiến lược định vị cho sản phẩm về mặt chất lượng thì phải thể hiện những dấu hiệu hữu hình nhất định để người ta căn cứ vào đó để đánh giá chất lượng (như giá cao báo hiệu cho người mua về một sản phẩm chất lượng cao). Ngoài ra, hình ảnh sản phẩm chất lượng cao cũng được thể hiện qua chất lượng của bao bì, kênh phân phối, quảng cáo và danh tiếng của bản thân công ty.

1.3.5. Phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHÓM SẢN PHẨM THUỐC TIÊM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w