Đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm thì ta sẽ thấy rằng đã có sự thay đổi lớn trong nhận thức, sự hiểu biết và việc vận dụng phép so sánh trong nói và viết của học sinh lớp 3.3. Số học sinh nói được câu có hình ảnh so sánh từ 8,6% lên 28,6% (tăng 20%). Học sinh biết trả lời các câu hỏi trong bài từ 34,45% lên 57,1% (tăng 22,65%). Còn học sinh lúng túng khi trả lời từ 60 % giảm xuống còn 14,3%.
Qua việc nghiên cứu đề tài nàytôi thấy rằng cần hướng và rèn cho học sinh những kỹ năng sau:
* Học sinh tự củng cố vốn kiến thức của mình thông qua đọc nhiều sách báo phù hợp với lứa tuổi, xem băng hình, quan sát tranh...
* Cho học sinh giao lưu trực tiếp với các bạn trong lớp, trong trường sau mỗi bài học: "Luyện từ và câu" dạng này để học sinh khắc sâu kiến thức.
* Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài, phân biệt được chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay vào làm bài.
KẾT LUẬN
Qua quá trình suy nghĩ và tìm tòi tôi đã tìm thấy một số biện pháp như đã nêu ở trên, để giúp các em học tốt phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3. Qua việc áp dụng những biện pháp trên tôi thấy kỹ năng nhận biết của học sinh lớp 3.3 đã được nâng lên.
Là một giáo viên đứng lớp tôi không có tham vọng gì hơn là mong cho kết quả mỗi giờ dạy của chúng tôi được học sinh tiếp thu một cách dễ dàng nhất. Làm sao để mỗi tiết dạy không có sự nhàm chán, các em có thể áp dụng những điều cô giảng trên lớp trong bất kì tiết học nào, bất kì ở đâu. Mỗi ngày một tí, chúng tôi xây cho các em những tầng tháp tri thức vươn cao để ngày sau trưởng thành các em sẽ tự tin bước vào cuộc sống. Bởi vậy tôi xin mạnh dạn đưa một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy: “Một số biện pháp giúp học
sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3”. Rất mong nhận được đóng góp, ý kiến chỉ đạo của các đồng nghiệp, của cấp
trên để sáng kiến kinh nghiệm này ngày càng hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cả