Đánh giá hiệu quả chống côn trùng của sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bào chế kem chống côn trùng từ tinh dầu sả chanh (Trang 42 - 50)

Tiến hành thử nghiệm ngay khi bào chế và sau khi bào chế 3 tháng theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.3 kết quả được chụp lại (hình 13) và số liệu được trình bày trong bảng 11.

Bảng 11. Số lượng kiến tập trung trên vùng giấy lọc được bôi các mẫu kem theo thời gian

Thời gian (phút)

Số lượng kiến tập trung (cá thể)

Ngay sau khi bào chế Sau khi bào chế 3 tháng

M1 MT1 M2 MT2 M1 MT1 M2 MT2 15 0 25 0 25 0 25 0 25 30 0 25 0 25 0 25 0 25 45 0 25 0 25 0 25 0 25 60 0 25 0 25 0 25 0 25 75 0 25 0 25 0 25 0 25 90 0 25 0 25 0 25 0 25 105 0 25 0 25 0 25 0 25 120 0 25 0 25 0 25 0 25

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 35

Hình 13. Số lượng kiến trên vùng bôi mẫu trắng (nửa bên trái) và vùng bôi sản phẩm (nửa bên phải): mẫu M1 ngay sau khi bào chế (A) và sau 3 tháng (B), mẫu M2 ngay sau khi bào chế (C) và sau 3 tháng (D).

Toàn bộ kiến tập trung trên vùng giấy lọc bôi mẫu trắng, không có cá thể nào di chuyển đến vùng bôi kem chứa tinh dầu sả chanh. Kết quả này chứng minh được hiệu quả xua đuổi loài kiến của cả hai mẫu kem M1 và M2 là như nhau với tỷ lệ 100%, sự có mặt của β-CD không ảnh hưởng tới hiệu quả chống côn trùng của kem. Hiệu quả của kem sau thời gian bảo quản hơn 3 tháng ở cả hai mẫu kem là không đổi.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 36

Chương 4: BÀN LUẬN

Kem được bào chế bằng phương pháp nhũ hóa trực tiếp. Tỷ lệ các thành phần trong công thức đóng vai trò quyết định chất lượng của kem. Tỷ lệ KOH ảnh hưởng đến giá trị pH của kem. Tỷ lệ các tá dược pha dầu, các tá dược pha nước ảnh hưởng đến thể chất của kem.

Việc đưa β-CD vào công thức đã làm tăng độ ổn định cho sản phẩm. Nhờ vào cấu trúc đặc biệt, β-CD tạo phức với citral bằng cách “bắt giữ” các phân tử citral vào bên trong cấu trúc không gian hình nón cụt, khiến cho các phân tử này không bị bay hơi. Quá trình tạo phức diễn ra trong dung môi là nước, các phân tử nước “năng lượng cao” được giải phóng khỏi “lỗ hổng” của β-CD và thay thế bởi các phân tử kém phân cực hơn, trong trường hợp của nghiên cứu này là các phân tử citral. Liên kết giữa các phân tử citral với β-CD là liên kết hydrogen, tương tác Vander waals và tương tác lưỡng cực. Tuy lượng β-CD được sử dụng trong công thức bào chế không đảm bảo hiệu suất tạo phức với citral 100%, nhưng từ những kết quả theo dõi hàm lượng citral trong mẫu đã chứng tỏ được ý nghĩa của β-CD khi được thêm vào công thức bào chế. Lượng β-CD thêm vào đã hạn chế được đáng kể lượng citral bị bay hơi trong quá trình bảo quản 3 tháng.

β-CD là một chất rắn, khi thêm vào hỗn hợp làm thay đổi thể chất của kem. Do đó cần điều chỉnh tỷ lệ các thành phần tá dược trong công thức bào chế cho phù hợp với thể chất của kem.

Qua quá trình thực nghiệm, hiệu quả chống côn trùng giữa sản phẩm không chứa β-CD và sản phẩm có chứa β-CD là như nhau. Như vậy, chưa thấy sự ảnh hưởng đến tác dụng của sản phẩm khi thêm β-CD vào thành phần công thức bào chế.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 37

KẾT LUẬN

Như vậy từ nghiên cứu “Bào chế kem chống côn trùng từ tinh dầu sả chanh” chúng tôi đã thu được các kết quả sau:

- Bào chế được kem chống côn trùng từ tinh dầu sả chanh, sử dụng β-CD để cải thiện công thức bào chế, nâng cao độ ổn định sản phẩm.

- Sơ bộ đánh giá được độ ổn định của sản phẩm trong thời gian 3 tháng. - Bước đầu chứng minh được hiệu quả chống côn trùng của sản phẩm trên

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 38

ĐỀ XUẤT

Từ các kết quả đạt được, nghiên cứu sẽ được tiếp tục phát triển các hướng sau:

- Theo dõi độ ổn định của sản phẩm trong thời gian dài hơn.

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm.

- Nâng quy mô bào chế.

- Đánh giá tác dụng của sản phẩm trên một số loài côn trùng khác như muỗi, rệp, … để khẳng định hiệu quả của sản phẩm.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[1] GS.TS Nguyễn Viết Tùng (2006), Giáo Trình Côn Trùng Học Đại cương, NXB Giáo Dục, pp.6-9.

[16] Vụ khoa học và đào tạo – Bộ Y tế (2005), Kiểm nghiệm dược phẩm, NXB Y học, pp.68-84.

[24] Trường Đại Học Dược Hà Nội – Bộ Môn Bào Chế (2004), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc (tập 2), NXB Y học, pp.40-88.

[28] Bộ Y tế (2012), Kiểm nghiệm thuốc (dùng cho đào tạo dược sĩ đai học), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, pp.135-184.

[29] Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (2010), Thẩm định phương pháp trong phân tích hoá học và vi sinh vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật,pp.10-59.

[30] Bộ y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, NXB Y học.

Tiếng Anh:

[3] H. O.Lawal*, G.O.Adewuyi, A. B. Fawehinmi, A.O. Adeogun, S. O. Etatuvie (2012), Bioassay of Herbal Mosquito Repellent Formulated from the Essential Oil of Plants, Journal of Natural Products, 5, pp.109-115.

[4] U.S. Environmental Protection Agency (2005), New Pesticide Fact Sheet: Picaridin.

[5] Larry Goodyer, Steven Schofield (2018), Mosquito Repellents for the

Traveller: Does Picaridin Provide Longer Protection than DEET?, Journal

of Travel Medicine, 25, pp.10-15.

[6] U.S. Environmental Protection Agency (2000), 3-[N-Butyl-N-acetyl]- aminopropionic acid, ethyl ester (IR3535) (113509) Fact Sheet.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 40

[7] Adeniran O.I.*, Fabiyi E. et al (2012), A cream formulation of an effective mosquito repellent: a topical product from lemongrass oil (Cymbopogon citratus), Stapf Journal of Natural Product and Plant Resource, 2 (2), pp.322- 327.

[8] Dalziel, J. M. (1937), Flora of West Tropical Africa, Crown Agents, London, pp.454-455.

[9] Antonieta Rojas de Arias , Guillermo Schmeda‐Hirschmann, Adalberto Falcao (1992), Feeding deterrency and insecticidal effects of plant extracts on Lutzomyia longipalpis, Phytotherapy Research, 6 (2), pp.64-67.

[10] Shigeharu Inouye, Toshio Takizawa, Hideyo Yamaguchi (2001),

Antibacterial activity of essential oils and their major constituents against respiratory tract pathogens by gaseous contact, Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 47 (5), pp.565-573.

[11] Teuscher E. (2006), Medicinal Spices-A Handbook of Culinary Herbs, Spices, Spice Mixtures and Their Essential Oils, Stuttgart, Germany, Medpharm Scientific Publishers.

[13] Onawunmi, G.O. (1989), Evaluation of the antimicrobial activity of citral, Lettes in Applied Microbiology, 9 (3), pp.105-108.

[15] O'Neil, M.J. (2006), The Merck Index – An Encyclopedia of Chemicals, Drugs, and Biologicals, Whitehouse Station, NJ: Merck and Co.,Inc., pp.389.

[17] Roopa Gaonkar, S. Yallappa, B.L. Dhananjaya và Gurumurthy Hegde (2016),

Development and validation of Reverse Phase High Performance Liquid Chromatography for citral analysis from essential oils, Journal of Chromatography B, 1036 – 1037, pp.50-56.

[18] Diogo Mirona, Fernanda Battistia , Carla Schwengber Ten Catenb , Paulo Mayorgaa and Elfrides Eva Scherman Schapoval (2012), Spectrophotometric Simultaneous Determination of Citral Isomers in Cyclodextrin Complexes

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 41

with Partial Least Squares Supported Approach, Current Pharmaceutical Analysis, 8, pp.401-408.

[19] Thomas Wimmer (2012), "Cyclodextrins". Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH puplisher.

[20] Erem Bilensoy (2011), Cyclodextrins in Pharmaceutics, Cosmetics and Biomedicine, John Wiley & Sons, Inc.

[22] T.Loftson, M.E Brewster, M. Masson (2004), Role of cyclodextrins in Improving oral drug delivery, Am J Drug Deliv, 2(4), pp.261-275. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[23] R. Arun et al (2008), Cyclodextrins as drug carrier molecule: a review, Sci Pham, 76, pp.567-598.

[25] Ms. Shubhangi Sharad Bhide*, Ms. Babita Himmatrao More, Ms. Suvarna Prabhakar Gajare, Mr. Sachin Vinayak Tembhurne Bhide et al (2014),

Development of mosquito repellent formulations and evaluation for its activity, World Journal of Pharmaceutical Research, 3(2), pp.2910-2917.

[26] Ravindra RP, Muslim PK (2013), Comparison of physical characteristics of vanishing Cream base, cow ghee and shata-dhauta- ghrita as per

pharmacopoeial standards, International Journal of Pharma and Bio

Sciences, 4(4), pp.14-21.

[27] Mohamad Adib Bin Edris, Awang Soh Yusuff Mamat, Muhammad Shahzad Aslam*, Muhammad Syarhabil Ahmad (2016), Insect Repellent Properties of Melaleuca alternifolia, Recent Advances in Biology and Medicine, 2, pp.57-61.

[31] ICH (2010), International conference on Harmonisation of Technical Requirements for Registration of Pharmaceuticals for Human use.

Trang web:

[2] https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/4284

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 42

[14] https://toxnet.nlm.nih.gov/cgi-

bin/sis/search2/r?dbs+hsdb:@term+@rn+@rel+5392-40-5

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) bào chế kem chống côn trùng từ tinh dầu sả chanh (Trang 42 - 50)