Qua quá trình xây dựng và khảo sát từ thực nghiệm đã xác định được điều kiện sắc ký như sau:
- Pha tĩnh là silicagel pha đảo C18 trong cột 5 μm, 4,6×250 mm.
- Pha động acetonitril : nước : methanol tỷ lệ 47 : 43 : 10 với tốc độ dòng 1 ml/phút.
- Thể tích tiêm mẫu là 10µl.
- Thời gian sắc ký là 25 phút.
- Bước sóng phát hiện citral là 242 nm, bước sóng phát hiện geraniol là 200nm.
Phương trình hồi quy đối với đồng phân neral và geranial lần lượt là: y1 = 0,3619x1 – 0,7782;
y2 = 0,5153x2 – 0,8380.
Với y1;y2 lần lượt là diện tích pic (mAu.min) của neral và geranial, x1; x2 lần lượt là nồng độ (µg/ml) của neral và geranial trong dung dịch.
Các kết quả thẩm định cho thấy: trong khoảng nồng độ citral 10 – 100µg/ml tương ứng với 5 – 50µg/ml neral hay geranial, phương trình hồi quy có sự tương
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 27
quan tuyến tính chặt chẽ giữa diện tích pic và nồng độ dung dịch. Đã xác định được LOD và LOQ của neral lần lượt là 0,10 và 0,33 µg/ml; LOD và LOQ của geranial lần lượt là 0,30 và 1,00 µg/ml. Phương pháp đạt yêu cầu về độ đúng và độ chính xác. Các kết quả này được mô tả chi tiết trong khóa luận tốt nghiệp đại học ngành dược học năm 2019 của Nguyễn Thị Huê “Xây dựng quy trình định lượng citral trong tinh dầu sả chanh bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu dò dãy diod”.
Để có thể ứng dụng được phương pháp trên vào việc định lượng citral trong dạng bào chế, cần thẩm định thêm một số yếu tố khác như tính đặc hiệu và hiệu suất chiết. Kết quả như sau:
Tính đặc hiệu:
Tính đặc hiệu của phương pháp được xác định dựa vào khả năng phân tách của citral với tạp geraniol. Tiến hành sắc ký dung dịch geraniol 5µg/ml, quét phổ hấp thụ của dung dịch trong khoảng 190-300nm tìm được bước sóng hấp thụ cực đại là 200nm. Tiến hành sắc ký dung dịch chứa đồng thời 20µg/ml citral và 5µg/ml geraniol với các bước sóng phát hiện 200 và 242nm. Cùng với đó, tiến hành sắc ký dung dịch mẫu trắng. Kết quả cho thấy tạp geraniol không hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 242nm. Ở 200nm, geraniol cho pic có thời gian lưu 9,360 phút, tách hoàn toàn khỏi các pic neral và geranial. Độ phân giải giữa pic geraniol và pic neral là 4,78. Các pic đều tinh khiết với độ tương xứng lớn. Trên sắc ký đồ của dung dịch mẫu trắng không thấy xuất hiện pic khác. Các kết quả trên cho phép khẳng định tính đặc hiệu của phương pháp phân tích (hình 9 và 10).
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 28
Hình 9. Sắc ký đồ của hỗn hợp geraniol, citral ở bước sóng 200nm (A) và 242nm (B)
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 29
Hiệu suất chiết:
Hiệu suất chiết được xác định dựa trên đáp ứng của dung dịch mẫu thử tự tạo so sánh với đáp ứng của mẫu chuẩn ở cùng nồng độ.
Tiến hành pha mẫu thử: Cân chính xác khoảng 234,4mg mẫu trắng và 15,6mg citral cho vào bình định mức 50ml, pha loãng với cùng hệ dung môi và quy trình tương tự như đối với sản phẩm. Khi đó nồng độ citral trong dung dịch là 60µg/ml. Kết quả định lượng citral trong dung dịch và hiệu suất chiết được thể hiện trong bảng 7.
Bảng 7. Hiệu suất chiết của citral
Mẫu mAu*min neral mAu*min geranial Nồng độ citral thực tế (µg/ml) Hiệu suất chiết (%) Không có β-CD 9,7246 15,1274 60,0041 100,0068 Có β-CD 9,7106 15,1123 59,9360 99,8933
Như vậy phương pháp cho hiệu suất chiết cao, rất gần với giá trị 100%. Từ đó, tiến hành định lượng citral trong hai mẫu kem, kết quả cho tín hiệu sắc ký của neral và geranial như hình 11. Hàm lượng citral trong các mẫu kem được thể hiện trong bảng 8.
Bảng 8. Kết quả định lượng citral trong sản phẩm
Mẫu Nồng độ citral trong dung dịch (µg/ml)
Hàm lượng citral trong mẫu (%)
M1 60,8899 6,0890
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 30
Hình 11. Sắc ký đồ của dung dịch pha từ mẫu kem M1 (A) và M2 (B) ở 242nm Như vậy từ phương pháp định lượng đảm bảo về tính đặc hiệu, tính đúng, tính chính xác, có độ tuyến tính và hiệu suất chiết cao đã định lượng được hàm lượng citral trong mẫu kem M1 là 6,098% và M2 là 6,0497%.
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 31