Về định lượng sơ bộ thành phần Stipuleanosid R2 trong các bộ phận của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phân tích thành phần STIPULEANOSID r2 trong các bộ phận của cây sâm vũ diệp (Trang 37 - 45)

4. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2. Về định lượng sơ bộ thành phần Stipuleanosid R2 trong các bộ phận của

Với qui trình chiết xuất SVD bằng phương pháp chiết hồi lưu đơn giản, nhiệt độ 70o dung môi ethanol thu cắn toàn phần, phương pháp chiết hồi lưu có ưu điểm làm tăng tốc độ chiết, chiết kiệt được hoạt chất trong nguyên liệu. Kết quả thu được 95,9 g cao tổng EtOH thân rễ (H=19,18%) và 57,6 g cao tổng EtOH thân lá (H=12,67%).

Tiến hành phương pháp TLC cho thấy cắn thu được sau quá trình chiết được xuất hiện các vết màu hồng sau đó chuyển sang màu tím ở cao chiết EtOH của lá, thân (trên mặt đất) và thân rễ rõ rệt, đây là đặc trưng của dẫn xuất triterpen. Trong đó, vết sắc ký của hợp chất Stipuleanosid R2 hiện lên rất rõ rệt ở cả trong cao tổng của phần thân, lá và thân rễ của SVD. Kết quả phân tích TLC sơ bộ cho thấy bộ phận thân và lá SVD có chứa các thành phần saponin tương tự với phần thân rễ cây này; đặc biệt là thành phần Stipuleanosid R2. Thành phần hóa học của các cây thuốc-saponin/ginsenosid của các loài Panax thường phức tạp gồm nhiều thành phần và việc xác định chính xác từng thành phần đòi hỏi phân lập sắc ký và xác cấu trúc hóa học bằng các phương pháp phổ. Từ đó chúng tôi tiến hành sử dụng HPLC để nhằm xác định chính xác sự có mặt của các thành phần saponin khác nhau cũng như Stipuleanosid R2 trong cao chiết của các bộ phận SVD.

Kết quả HPLC cho thấy sắc ký đồ của bộ phận thân rễ, thân và lá đều xuất hiện pic có thông số thời gian lưu tương ứng của stipuleanosid R2 (tR = 15,565- 15,85 phút) cùng với thông số độ tinh khiết pic và chồng phổ UV trên cơ sở chế độ quét phổ của đầu dò DAD. Đây là kết quả sơ bộ ban đầu cho thấy sự có mặt của Stipuleanosid R2 đều xuất hiện trong bộ phận rễ, thân và lá [6].

4.2. Về định lượng sơ bộ thành phần Stipuleanosid R2 trong các bộ phận củaSâm Vũ Diệp bằng HPLC Sâm Vũ Diệp bằng HPLC

Sau khi tiến hành phân tích xác định hàm lượng Stipuleanosid R2 bằng HPLC, kết quả sơ bộ cho thấy hàm lượng Stipuleanosid R2 trong thân rễ là 0,57 %; trong thân và lá là 0,26 % với hàm ẩm nguyên liệu là 7,8 %; hàm lượng stipuleanosid R2 ở trong cao chiết từ thân rễ SVD cao hơn hàm lượng trong cao chiết từ lá và thân. Dựa trên kết quả này, sơ bộ nhận định các bộ phận khác của cây Sâm Vũ Diệp bao gồm thân và lá đều giàu hoạt chất saponin và có thể đượctiến

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU hành nghiên cứu thêm về thành phần hóa học để ứng dụng như dược liệu thay thế phần thân rễ SVD trong y học cổ truyền. Việc tận dụng thêm phần trên mặt đất của Sâm Vũ Diệp và sử dụng được triệt để giá trị các bộ phận của cây thuốc này giống như các loài Panax nổi tiếng khác: Nhân Sâm (P.ginseng), Tam Thất (P.notoginseng) làm tăng thêm nguồn khai thác dược liệu; giúp tiết kiệm chi phí nghiên cứu và bảo tồn nguồn dược liệu quý hiếm thuộc chi Panax này.

Trên đây là các kết quả định tính và định lượng sơ bộ đầu tiên về thành phần Stipuleanosid R2 trong các bộ phận của cây SVD. Kết quả mang tính chất tham khảo và chưa có tính chính xác cao do nghiên cứu còn nhiều sai sót và hạn chế. Cần tiến hành xây dựng và thẩm định lại phương pháp nghiên cứu HPLC trên mẫu thân, lá và rễ tại điều kiện phù hợp với phòng thí nghiệm để có kết quả ổn định và chính xác hơn.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Với các kết quả thực nghiệm thu được, đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra là: định tính và định lượng sơ bộ thành phần stipuleanosid R2 trong các bộ phận thân, lá và thân rễ của cây Sâm Vũ Diệp.

Kết quả này có ý nghĩa thực tiễn trong công tác kiểm nghiệm thuốc nói chung và kiểm nghiệm dược liệu nói riêng, góp phần vào công tác thiết lập cơ sở dữ liệu về hóa thực vật cũng như làm cơ sở định hướng cho các nghiên cứu hoạt tính sinh học của đối tượng tiềm năng thuộc chiPanaxnày. Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần định hướng mới trong sử dụng, khai thác dược liệu, cụ thể là SVD bằng cách sử dụng các bộ phận khác ngoài phần thân rễ (dưới mặt đất) để phân lập, tinh chế thành phần saponin. Nhằm mục tiêu tiết kiệm thời gian nghiên cứu và chi phí cho người dân trong nhu cầu sử dụng Sâm để chăm sóc sức khỏe hiện nay.

Tuy nhiên với những hạn chế của nghiên cứu, kết quả trên chỉ là kết quả sơ bộ ban đầu, mang tính chất tham khảo và cần tiến hành nghiên thẩm định và nghiên cứu kỹ hơn để đưa ra nhận định khách quan và chính xác về định tính và định lượng về thành phần Stipuleanosid R2 .

KIẾN NGHỊ

Đề tài này là một phần nghiên cứu bước đầu trong đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình Tây Bắc “Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển nguồn nguyên liệu và tạo sản phẩm từ hai loài cây thuốc Sâm Vũ Diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Tam Thất hoang (Panax stipuleanatus

H.Tsai et K.M.)” của Khoa Y Dược-ĐHQGHN [6], đặt ra mục tiêu đó là xác lập được cơ sở khoa học của giải pháp công nghệ sinh học, hóa học và dược học để phát triển sản phẩm từ hai loài Sâm Vũ Diệp và Tam Thất hoang. Luận văn này là một trong những kết quả nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học của Sâm Vũ Diệp. Với những kết quả đã thu được và những sai sót và hạn chế gặp phải khi tiến hành thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu xin được kiến nghị thực hiện thêm các phép thực nghiệm sau:

 Tiến hành thẩm định lại phương pháp HPLC trên cao chiết EtOH bộ phận thân và lá cây Sâm Vũ Diệp.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU  Triển khai phân lập và tinh chế thêm các hợp chất Stipuleanosid R2 trong thân và lá cây Sâm Vũ Diệp.

 Tiến hành các nghiên cứu thêm về thành phần hóa học trong thân và lá SVD.  Thiết lập thêm điều kiện cho chất đối chiếu Stipuleanosid R2 để có thể cho kết quả chính xác định lượng hàm lượng chất này trong các bộ phận SVD được chính xác và ổn định hơn.

 Xây dựng chất chuẩn stipuleanosid R2 từ Sâm Vũ Diệp.

 Tiến hành khảo sát động thái tích lũy, sự thay đổi thành phần hóa học theo độ tuổi.

 Dựa trên kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học, cần tiếp tục nghiên cứu tác dụng sinh học của loài này.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt NamVol. 2, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

2. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007),Thực vật học tập 1, NXBYHHN.

3. Đỗ Văn Hào (2017), Nghiên cứu thành phần hóa học của cây sâm vũ diệp thu hái ở Tây Bắc, Khoa Y Dược-ĐHQGHN.

4. Nguyễn Thị Huệ (2017), Phân tích acid oleanolic và thành phần saponin trong rễ cây sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) thu hái ở Sa Pa, Khoa Y Dược-ĐHQGHN.

5. Nguyễn Thị Thu Hương, Lương Kim Bích, Đoàn Thị Ngọc Hạnh (2005), "Nghiên cứu tác dụng của sâm Việt Nam và đinh lăng trên trí nhớ", Tạp chí Dược liệu,,10(6), pp. 196-200.

6. PGS.TS. Dương Thị Ly Hương (2018), Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phát triển nguồn nguyên liệu và tạo sản phẩm từ 2 loại cây thuốc Sâm Vũ Diệp (Panax bipinnatifidus) và Tam Thất Hoang (Panax stipuleantanus) vùng Tây Bắc, Khoa Y Dược-ĐHQGHN.

7. Trần Công Luận, Lưu Thảo Nguyên, Nguyễn Tập (2009), "Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng dược lý của hai loài sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng)",

Tạp chí dược liệu,14(1), pp. 17-23.

8. Dương Thị Phượng (2018), Định lượng Stripuleanosid R2 trong thân rễ Sâm vũ diệp, Khoa Y Dược-ĐHQGHN.

9. Nguyễn Văn Tập, Phạm Thanh Huyền, Lê Thanh Sơn ( 2006), "Kết quả nghiên cứu về phân bố, sinh thái sâm vũ diệp và Tam thất hoang ở Việt Nam",

Tạp chí dược liệu 11(5), pp. 177-180.

10. Ngô Vân Thu (1990), Hóa học Saponin, Khoa Dược – Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

11. Ngô Vân Thu, Trần Hùng (2011),Dược liệu học tập 1, NXB Y học – Bộ Y tế.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 12. Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Thế Tùng (2018),

Nghiên cứu thành phần Saponin của thân rễ Sâm Vũ Diệp (Panax bipinnatifidus Seem) trồng ở Sa Pa, Đại học Dược Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Tập (2005), "Các loài thuộc chi Panax L. ở Việt Nam", Tạp chí dược liệu,10(3), pp. 71-76.

Tiếng Anh

13. Hu M, Ogawa K et Al (1995), "Triterpenoid glucuronide saponins from root bark of Aralia armata",Phytochemistry,39, pp. 179-184.

14. H. T. Nguyen, et al. (2011), "Oleanolic triterpene saponins from the roots of Panax bipinnatifidus",Chem Pharm Bull (Tokyo),59(11), pp. 1417-1420. 15. Wang Dq, et al. (1989), "Studies on saponins from the leaves of Panax

japonicasvar. bipinnatifidus (Seem.) Wu etFeng",Yao XueXueBao, 24(8), pp. 593-599.

16. Who (1997), A WHO guide to good manufacturing practice (GMP)requirements - Part 2: Validation, Word Health Organization Geneva. 17. Zhang Y, Shi C et Al. (2016), "Saponins from Panax bipinnatifidus Seem.:

New strategy of extraction, isolation, and evaluation of tyrosinase inhibitory activity based on mathematical calculations",J Chromatogr B Analyt Technol Biomed Life Sci,,1039, pp. 79-87.

18. Zhitao Liang, et al. (2009), "Determination of acid oleanolic and ursolic acid in Oldenlandia diffusa and its substitute using high performance liquid chromatography",Journal of food and drug analysis,17(2), pp. 69-77.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

PHỤ LỤC

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phân tích thành phần STIPULEANOSID r2 trong các bộ phận của cây sâm vũ diệp (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)