CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phân tích thành phần STIPULEANOSID r2 trong các bộ phận của cây sâm vũ diệp (Trang 33 - 37)

3.1. Chiết xuất saponin từ các bộ phận lá, thân, rễ Sâm Vũ Diệp

Hiệu suất của cắn 3 phân đoạn so với cắn toàn phần và so với nguyên liệu khô được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1.Hàm ẩm nguyên liệu thu được từ các bộ phận

Lần đo Hàm ẩm thân lá (%) Hàm ẩm thân rễ (%)

1 7,52 7,72

2 7,81 7,93

3 7,92 7,78

Trung bình 7,75 7,81

RSD 2,6 1,3

Bảng 3.2.Hiệu suất chiết các bộ phận Bộ phận Khối lượng

nguyên liệu (g)

Khối lượng cao tổng EtOH (g)

Hiệu suất chiết(%)

Thân lá 450 57 12,67

Thân rễ 500 95,9 19,18

3.2. Định tính bằng TLC thành phần Stipuleanosid R2 trong các bộ phận SâmVũ Diệp Vũ Diệp

Tiến hành chạy sắc ký TLC để định tính chất Stipuleanosid R2 trong cao chiết từ các bộ phân SVD bằng hệ dung môi triển khai. Sau khi phun thuốc thử dung dịch H2SO4 10% (TT) trong EtOH, sấy ở 120°C đến khi hiện vết. Quan sát các vết xuất hiện ở ánh sáng thường, so sánh giá trị hệ số di chuyển Rf so với chất đối chiếu Stipuleanosid R2 [20], thu được kết quả sau:

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Hình 3.3.Kết quả TLC Stipuleanosid R2 của các bộ phận dược liệu Sâm Vũ Diệp 1: mẫu cao tổng của thân và lá.

2: mẫu cao tổng của thân rễ. 3: chất chuẩn Stipuleanosid R2 .

Nhận xét: kết quả TLC cho thấy vết sắc ký của Stipuleanosid R2 xuất hiện ở

cả cao chiết của phần thân lá và thân rễ SVD.

3.3. Định tính thành phần Stipuleanosid R2 trong cao chiết từ các bộ phậnSâm Vũ Diệp bằng HPLC Sâm Vũ Diệp bằng HPLC

Hình 3.4.Sắc ký đồ HPLC của stipuleanosid R2 (A) và các mẫu cao của thân rễ (B), thân và lá (C) Sâm Vũ Diệp (Panax bipinnatifidusSeem.).

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Nhận xét:

Sử dụng chương trình phân tích HPLC như trong phần 2.2.3.a. lần lượt cho thấy chất tinh khiết stipuleanosid R2 và các mẫu cao toàn phần của thân rễ, lá và thân của SVD. Kết quả phân tích HPLC minh họa trênHình 3.2cho thấy sắc ký đồ của bộ phận thân rễ, thân và lá đều xuất hiện pic có thông số thời gian lưu nằm trong khoảng thời gian lưu tương ứng của chất chuẩn stipuleanosid R2 (tR = 15,565-15,85 phút) cùng với thông số độ tinh khiết pic và chồng phổ UV trên cơ sở chế độ quét phổ của đầu dò DAD. Bên cạnh đó các tín hiệu chính khác cũng khá tương đồng bao gồm tín hiệu tại tR = 16,616 ở thân rễ và tR=16,166 phút cho thấy khá tương đồng về thành phần saponin chưa xác định này trong bộ phận rễ, thân và lá.

3.4. Định lượng Stipuleanosid R2 trong các bộ phận Sâm Vũ Diệp bằng HPLC

Qua kết quả định tính bằng TLC và HPLC cùng kết quả từ các nghiên cứu trước đó [6,8,12] cho thấy thành phần chính trong SVD là saponin khung oleanan, trong đó có hợp chất chính quan trọng stipuleanosid R2. Do đó chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng stipuleanosid R2 để góp phần đánh giá SVD theo kế hoạch nghiên cứu đề ra. Kết quả thu được sẽ được trình bày sau đây.

Bảng 3.7.Kết quả định lượng stipuleanosid R2 trong thân rễ SVD STT Khối lượng nguyên liệu (g) Nồng độ cao (mg/ml) Diện tích pic (mAU*s) Hàm lượng Stipuleanosid R2 trong nguyên liệu khô

(%) 1 500 10 721,829 0,559 2 500 10 748,681 0,581 3 500 10 735,082 0,570 Trung bình 0,57 ± 0,01% RSD (%) 2,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU b) Định lượng stipuleanosid R2 trong thân và lá SVD

Bảng 3.8.Kết quả định lượng stipuleanosid R2 trong thân và lá SVD STT Khối lượng nguyên liệu (g) Nồng độ cao (mg/ml) Diện tích pic (mAU*s) Hàm lượng Stipuleanosid R2 trong

nguyên liệu khô (%)

1 450 50 1451,157 0,259 2 450 50 1502,325 0,265 3 450 50 1441,055 0,257 Trung bình 0,26 ± 0,006% RSD 2,3 Hình 3.5. Sắc ký đồ cao tổng lá và thân SVD

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phân tích thành phần STIPULEANOSID r2 trong các bộ phận của cây sâm vũ diệp (Trang 33 - 37)