Đa nghĩa là một vấn đề cơ bản của từ vựng học, là quy luật có tính phổ quát
của các ngôn ngữ, là một biểu hiện của tính tiết kiệm trong ngôn ngữ.
Khái niệm từ đa nghĩa: “Một từ được gọi là đa nghĩa khi nó có từ hai nghĩa
trở lên mà những nghĩa ấy nằm trong những mối liên hệ có tính quy luật tạo
nên một hệ thống, đó là hệ thống nghĩa của từ” [21; 101].
Nói đến từ đa nghĩa trước hết là nói tới số lượng nghĩa, từ đó phải có hai
nghĩa trở lên. Và các nghĩa phải có quan hệ với nhau. Theo một trong hai
quan hệ đã nói (ẩn dụ hay hoán dụ) trên cơ sở các nét nghĩa của chúng.
Các nghĩa của từ đa nghĩa phát triển có quy luật, theo quan hệ liên
tưởng (ẩn dụ, hoán dụ). Nghĩa 1 là nghĩa gốc (nghĩa đen, nghĩa cơ sở), nghĩa
2 là nghĩa phát triển (nghĩa chuyển, nghĩa bóng, nghĩa phái sinh). Nghĩa
chuyển của từ được phát triển từ một hay một số nét nghĩa trong nghĩa gốc
của từ. Các nghĩa quan hệ với nhau làm thành một hệ thống. Nghĩa của các từ
- Nếu chọn giải pháp “giải quyết”, nhất thiết phải đến cơ sở uy tín
(2! số 260, ra ngày 02/05/2012, Chuyện đàn ông với nhau).
Giải quyết1: Phá thai.
- Nào là người Việt thích ngồi quán vỉa hè, vừa lai ra vừa chém gió; nào là người Việt đi đâu mua bán cũng mặc cả đến sốt ruột thì
thôi; nào là người Việt chỉ thích ý kiến kiểu “bầy đàn”, không dám thể hiện chính bản thân; mua vé không xếp hàng, “giải quyết” không đúng chỗ (2! số 303, ra ngày 26/02/2013, Người Việt Nam ư, đáng yêu lắm ý!).
Giải quyết2: Đi vệ sinh.
Nghĩa gốc của từ giải quyết là “làm cho không còn thành vấn đề nữa”. Đối với trường hợp “giải quyết”1, có thai là trường hợp nằm ngoài ý muốn,
trở thành một vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống cá
nhân. “Giải quyết”2 lại chỉ việc đi vệ sinh, khi buồn đi vệ sinh, bất kể ai cũng
cảm thấy bồn chồn, khó chịu như đang gặp vấn đề cần được xử lý gấp. Nét
nghĩa chung của “giải quyết”1 và “giải quyết”2 chính là nghĩa gốc. Nhờ xác định được nghĩa gốc – nghĩa chung mà ta có thể tránh được việc nhầm lẫn
hiện tượng đa nghĩa và đồng âm.