Mỗi âm tiết tiếng Việt đều có vai trò nhất định trong việc cấu tạo từ, thay đổi
bất kì âm tiết nào cũng sẽ thay đổi ý nghĩa của từ. Nếu biến đổi vỏ ngữ âm
chỉ thay đổi một phần của vỏ ngữ âm, thì việc thêm hoặc bớt âm tiết sẽ thay đổi toàn bộ vỏ âm tiết ấy. Xét ví dụ:
- Hoặc suốt ngày vào Facebook của chàng/nàng comment những
dòng “sến sặc sụa” (2! số 254, ra ngày 20/03/2012, Dành cho những tình yêu thực sự).
“Sến sặc sụa” là một trong số cụm từ có hiện tượng lặp phụ âm đầu ít ỏi mà chúng tôi khảo sát được, ý nghĩa của nó không gì khác ngoài nhấn
mạnh ý của sến (ủy mị, yếu đuối). Để tạo ấn tượng kéo dài về mặt âm thanh,
giới trẻ đã khéo léo kết hợp sau “sến” các âm tiết có chung phụ âm đầu /ş-/
mà hoàn toàn không để ý đến vai trò liên kết ngữ nghĩa. Kiểu thêm âm tiết
này rất phổ biến, trở thành một nét đặc trưng riêng của giới trẻ, vừa hài hước,
vừa trẻ trung năng động. Thậm chí nickname hoặc tài khoản các trang mạng
xã hội cũng được đặt theo mô hình này (ví dụ: Trân Trần Trẻ Trung, Tiên
Quá trình thêm âm tiết này đôi khi tạo thành quy luật, lúc ấy sẽ xuất hiện
những ngữ cố định, như X + bà cố luôn, X + chết liền, X + bá chấy, X + dã man… Ý nghĩa của các ngữ cố định này là nhấn mạnh sắc thái nghĩa của X.
Xét các ví dụ:
- Chị Gái hủ tíu lắc đầu: “Ổng đọc gì tôi đâu có biết, biết chết liền
luôn á!” (TTC số 453, ra ngày 01/06/2012, Chuyện cu Bánh).
- Tôi ba hoa: "Không chỉ xiêm y, ngay cả cà phê anh thấy Vinacafe ngon bá chấy khi dùng kèm mỗi sáng vài điếu Vinataba rồi xỏ chân vô Vina Giày đến cơ quan chơi Vinagame cũng như em khoái ăn Vinamit vậy” (TTC số 449, ra
ngày 01/04/2012, Vina tôi yêu).
Những cách nói này rất phổ biến trong khẩu ngữ, nhằm mục đích nói quá,
nhấn mạnh vấn đề, lôi kéo sự chú ý của người cùng giao tiếp.
Giới trẻ rất năng động trong việc sử dụng ngôn từ, họ không chấp nhận một
thứ ngôn ngữ đứng yên, mà luôn tìm tòi sáng tạo những lối dùng từ mới. Tiên
phong cho trào lưu này có thể kể đến họa sĩ Thành Phong với tác phẩm Sát thủ đầu mưng mủ (xuất bản lần đầu năm 2011, tái bản lần thứ hai năm 2013 dưới tên gọi Phê như con tê tê – có bổ sung, sữa chữa). Tập sách là tập hợp
“những câu nói phổ biến trong “xã hội” của một thời, nhưng dưới hình thức
vui vẻ nhất”; chúng tôi mượn ý kiến của Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Khắc Cường
gọi chúng là những “thành ngữ mới”. Gọi như vậy bởi hình thức so sánh (đặc trưng tiêu biểu của thành ngữ) và tính vần điệu, dễ nhớ, dễ thuộc của chúng.
- Chuyện cãi cọ này nọ là chuyện bình thường như cân đường hộp
sữa của bất kì cặp đôi nào (2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Cặp nhiệt độ Hot To Not).
Để “nhấn mạnh tính bình thường”, giới trẻ lựa chọn cách nói “bình
thường như cân đường hộp sữa”. Mặc dù giữa “cân đường hộp sữa” và “bình
thường” không hề có mối liên hệ về từ loại hay ngữ nghĩa, thậm chí có chút phi logic, nhưng chính bởi đặc điểm về ngữ âm đã liên kết chúng lại với nhau. Đây cũng chính là một hình thức biểu hiện cấu tạo thêm âm tiết.
Bên cạnh việc thêm âm tiết vào một hay một vài âm tiết có sẵn thì tiếng lóng
còn được cấu tạo dựa trên việc lược bỏ các âm tiết. Hiện tượng này thường
xảy ra đối với các từ phức (có hai âm tiết trở lên). Ví dụ:
- Vì thế, đừng ngại ngùng hay xấu hổ mà “bơ” đi chuyện này (2!
số 303, ra ngày 26/02/2013, Những rắc rối trong “lần đầu tiên”). - Bạn cứ ngắm nghía các hình ảnh này rồi tha hồ “bấn” nha
(shopaotrang.com) (2! số 248, ra ngày 07/02/2012, Đón Vday cùng
Tikichiti).
- Nghía “sân khấu” riêng của các nàng SNSD (2! số 265, ra ngày 05/06/2012, Nghía “sân khấu” riêng của các nàng SNSD).
Cách tạo từ lóng được vận dụng ở đây là sử dụng yếu tố mờ nghĩa trong từ
nghía”. Ở cách dùng này, giới trẻ không yêu cầu hài hòa về mặt âm tiết nữa mà đòi hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ liên tưởng.
Dù thêm hay bớt âm tiết đi chăng nữa thì vẫn nhằm mục đích tạo ra lối nói
mới lạ cho một cộng đồng, đó là cộng đồng người trẻ ở Việt Nam. Cách cấu
tạo từ này ít thấy trên các trang báo Tuổi trẻ. Bởi độc giả của Tuổi trẻ là không giới hạn, bất kì thành phần nào, độ tuổi nào cũng có thể đón đọc, điều
này tạo nên tính quy phạm, nghiêm túc, chỉn chu trong từng câu chữ. Song
hiện tượng này lại xuất hiện nhiều trên các trang báo Hoa học trò hay 2! – hai
kênh thông tin dành cho người trẻ lớn nhất Việt Nam.