Quan điểm nghiêncứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các lập cơ sở địa lý phục vụ phát triển du lịch khu vực phía nam tỉnh nghệ an (Trang 42)

- Quan điểm phát triển bền vững

Lý thuyết phát triển bền vững là lý thuyết chung nhất và mang tính bản chất biện chứng mới ngày nay, nhưng không chỉ bền vững/ đồng bộ/ hài hoà giữa các lĩnh vực tương quan hay giữa các thế hệ mà còn bền vững/ đồng bộ/ hài hoà giữa các lĩnh vực, bền vững giữa các vùng, miền lãnh thổ và toàn cầu (H.B.Thâm, 2011). Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bền vững. Từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác các giá trị tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn. Do vậy, cùng với các nghiên cứu về khía cạnh tài nguyên du lịch, luận văn cũng lồng ghép các phân tích về kinh tế, xã hội của lãnh thổ nhằm đưa ra khung định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức lãnh thổ du lịch khu vực Nam tỉnh Nghệ An hướng tới phát triển bền vững.

- Quan điểm hệ thống và tổng hợp lãnh thổ

Quan điểm hệ thống và tổng hợp lãnh thổ trong khoa học địa lý là một hệ thống các hợp phần có mối quan hệ chặt chẽ qua lại lẫn nhau theo một hệ thống

34

phân vị nhất định. Việc tác động hay phân tích, đánh giá một hợp phần luôn đòi hỏi có sự liên hệ và tính toán tới những hợp phần còn lại. Đây là quan điểm có ý nghĩa ứng dụng quan trọng, mỗi đối tượng địa lý đều có không gian riêng, vị trí và mối quan hệ đặc trưng không chỉ với các hợp phần bên trong mà cả với xung quanh. Do đó dưới góc độ tổ chức lãnh thổ, quan điểm hệ thống trong nghiên cứu thiết kế điều hành là lợi ích cục bộ phục tùng lợi ích chung của hệ thống (N.Hiền, 2011).

Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem là hệ thống xã hội được tạo thành bởi nhiều thành tố như tự nhiên, văn hoá, lịch sử, con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh theo từng sự phân công chức năng. Chính vì vậy,việc nghiêncứu, xác định, đánh giá các nguồn tài nguyên du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, đối tượng lãnh thổ du lịch còn được xem như một hệ thống mở, có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh thổ khác.

- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Xây dựng các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch thông qua việc đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên nhằm mục đích phát triển du lịch cho cả hiện tại và tương lai. Đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch quy mô cấp tỉnh cũng cần phải nghiên cứu, đề xuất các định hướng phù hợp với tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch để thấy được các quy luật phát triển trong quá khứ và hiện tại. Đồng thời xác định những loại hình du lịch mang tính chuyên biệt của mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch cũng như của mỗi địa phương để tạo ra sức cạnh tranh.

Khu vực Nam tỉnh Nghệ An là một vùng đất có bề dày lịch sử và có nền văn hoá phát triển từ lâu đời. Vùng đất với nhiều nét đặc trưng về tự nhiên, văn hoá và con người, những đặc điểm này đã được nghiên cứu, khai thác cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh. Sử dụng quan điểm lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, diễn biến quá trình khai thác, kết quả khai thác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có được những nhận định, những phương án

35

chính xác giúp cho việc tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn mang tính hiệu quả và bền vững.

1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống

Thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu là phương pháp quan trọng trong việc tiếp cận các vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ, cập nhật những vấn đề hiện tại trong nước và quốc tế. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra thực địa

Nghiên cứu thực địa giúp tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương và người dân sở tại.

- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

Bản đồ không chỉ là phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên, các luồng khách, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch hoặc các thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ du lịch, mà còn là cơ sở để nhận được những thông tin mới và vạch ra tính quy luật hoạt động của toàn bộ hệ thống. Cùng với GIS, các thông tin thuộc tính được kết nối với các đối tượng không gian của bản đồ cho phép nghiên cứu theo các mục đích như: đánh giá tài nguyên, xác định vị trí thuận lợi cho phát triển các điểm hay các tuyến du lịch…

Nghiên cứu du lịch là nghiên cứu tổng hợp các dạng tài nguyên thiên nhiên, xã hội, văn hóa, kinh tế, sinh thái nhân văn và chính trị. Do đó việc áp dụng công

36

nghệ GIS góp phần tạo mối liên kết không gian, quản lý và khai thác các hoạt động du lịch.

- Phương pháp chuyên gia

Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch là một vấn đề phức tạp có liên quan tới lý luận và thực tiễn của nhiều ngành khoa học và kinh tế - xã hội. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu luận văn, rất cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là các chuyên gia về quy hoạch và tổ chức lãnh thổ.

- Phương pháp phân vùng

Việc phân vùng địa lý tự nhiên trong luận văn được tiến hành theo các phương pháp từ dưới lên, tức là nhóm các địa tổng thể nhỏ thành các địa tổng thể lớn hơn. Phân vùng địa lý tự nhiên sẽ cho thấy vị thế, tiềm năng và đặc điểm tài nguyên của từng vùng. Từ đó kết hợp với các phân tích định lượng để có thể xác định được mối quan hệ của các hệ thống tự nhiên và xã hội, đồng thời đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch phù hợp với đặc điểm tài nguyên của từng lãnh thổ.

- Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu - MCA (Multi Criteria Analysis) là một phép phân tích tổ hợp các chỉ tiêu khác nhau để cho ra một kết quả cuối cùng. Các ứng dụng của phương pháp phân tích đa chỉ tiêu giúp xác định mức độ thuận lợi của các yếu tố phân tích nhằm hỗ trợ cho các bài toán quy hoạch, tổ chức lãnh thổ trong nhiều lĩnh vực. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích đa chỉ tiêu là sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu phù hợp để phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu. Đây là phương pháp đánh giá bán định lượng cho kết quả khách quan đáng tin cậy. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu tích hợp thuật toán tính tổng và mô hình tính trọng số theo ma trận tam giác để đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch theo đơn vị cấp vùng và tiểu vùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Lê Huy Bá ( chủ biên, 2009 ), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và kĩ thuật.

2. Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch (1995), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995 - 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2002), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001- 2010.

4. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

5. Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1991), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch Hà Nội

6. Vũ Tuấn Cảnh (1990), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

7. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

8. Nguyễn Thế Chinh (1995), Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm tuyến du lịch Nghệ An, Luận án PTS khoa học Địa lí, ĐHSP Hà Nội.

9. Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải (2005), Cơ sở địa lý tự nhiên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương ( 2000), Giáo trình hướng dẫn du lịch, NXB Thống kê Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh (1998), Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, Tạp chí các Khoa học Trái đất, số 2, tập 20.

13. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Trương Quang Hải (2011), Cấp vùng trong hệ Thống các đơn vị tổ chức lãnh Thổ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, tr. 30 – 39

15. Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Hải (2006), Kinh tế môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Trần Trọng Hanh (2006), “ Lý luận và Thực tiễn quy hoạch vùng ở Việt Nam”, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng.

17. Nguyễn Cường Hiền (1993), Nghệ thuật hướng dẫn du lịch, NXB Văn hóa, Hà Nội.

18. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Ngô Tất Hổ (2000), Phát triển và quản lý du lịch địa phương, ( Trần Đức Thanh, Bùi Thanh Hương biên dịch), NXB Khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc.

20. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan( theo tiếp cận kinh tế sinh thái ), NXB Đại học quốc gia Hà Nội

21. Vũ Tự Lập ( 2002), Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 22. Phạm Trung Lương ( 2002 ), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài độc lập cấp nhà nước.

23. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

24. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề về lý luận và Thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Phạm Trung Lương, Nguyễn Ngọc Khánh (2002), Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển tại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

27. Trần Văn Mậu (1998), Lữ hành du lịch, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 28. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nguyễn Xuân Quý dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính), NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

29. Bùi Xuân Nhàn ( 2009), Marketing du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.

30. Đặng Văn Phan (2011), “Một vài ý kiến về quá trình phân vùng ở Việt Nam”, tr. 109 -123.

31. Nguyễn Đông Phong, Trần Thị Phương Thủy (2009), Marketing du lịch địa phương. Thực trạng và giải pháp, NXB Lao động, Tp Hồ Chí Minh.

32. Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An (2011), Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2010

33. Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An (2012), Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2011

34. Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An (2013), Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35. Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An (2014), Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2013

36. Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An (2015), Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2014

37. Đặng Như Toàn (2010), Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

38. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2007), Chương trình hành động của ngành Du lịch, Thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 -2012.

39. Nguyễn Minh Tuệ (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục. 40. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

41. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1997), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

42. Nguyễn Minh Tuệ,(Chủ biên) (2009), Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

43. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử (2008), “Tài nguyên vị Thế biển việt Nam: Định dạng, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị “, Hội Thảo quốc tế Việt Nam học lần Thứ 3,tr.617- 630.

44. . Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

45. Lê Bá Thảo (1977), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

46. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí, NXB Thế giới.

47. Hồ Bá Thâm (2011), “ Cơ sở lý luận triết học và Thực tiễn trong nghiên cứu phát triển vùng”, Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, tr. 166 - 177.

48. Lê Thông ( chủ biên ), Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú (2009), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

49. Lê Thông (2007), Việt Nam, đất nước, con người, NXB Giáo dục Hà Nội.

50. Hoáng Đạo Thúy, (Chủ biên), Huỳnh Lứa, Nguyễn Phước Hoàng (1989), Đất nước ta, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

51.UBND thành phố Vinh (2012), Niên giám Thống kê năm 2011, Vinh ( cổng thông tin điện tử thành phố).

52. Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà Nước (1970), Phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam ( Phần miền Bắc), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

53. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

54. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch Du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. 55. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

56 . Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên Du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

57. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2013), Chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 – 2020.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các lập cơ sở địa lý phục vụ phát triển du lịch khu vực phía nam tỉnh nghệ an (Trang 42)