Nghệ An kí ( Ghi chép về xứ Nghệ An ) là bộ sách địa chí có tiếng của Việt
Nam do Hoàng giáp Bùi Dương Lịch (1757 - 1828) biên soạn ở đầu thế kỷ 19. Đây là bộ sách được biên soạn công phu, phản ánh khá đầy đủ về lịch sử, núi sông, nhân vật, thơ văn... của đất nước và con người ở trấn Nghệ An ( nay là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh), được giới nghiên cứu ( như Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp, Emile Gaspardone) đánh giá cao, chủ yếu về phương pháp biên soạn nghiêm túc, về nguồn sử liệu dồi dào và độc đáo
Sách có 3 chương lớn là: Thiên chí (ghi về trời), Địa chí (ghi về đất) và Nhân chí (ghi về người). Đây là theo quan niệm "tam tài" (Thiên, Địa, Nhân) của Nho học. Đây là bộ sách được biên soạn công phu , có giá trị về nhiều mặt, nhất là mặt địa lí lịch sử.
18
Trong " Dư địa chí" của Nguyễn Trãi cho rằng Vinh là vùng đất hội tụ khí thiêng sông núi xứ Nghệ.
Được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện vào năm 2010, Dự án "Nghệ An toàn chí" là một công trình biên khảo tổng thể, toàn diện về Nghệ An lớn nhất từ trước đến nay, gồm 22 tập với gần 20.000 trang in. Đây được xem là công trình trọng điểm thuộc Chương trình khoa học xã hội và nhân văn, thu hút được đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các soạn giả có uy tín tham gia sưu tầm, biên soạn. Sau gần 4 năm thực hiện, đến nay công trình Nghệ An toàn chí đã nghiệm thu 11 tập, trong đó đã phát hành được 7 tập, 03 tập đang làm thủ tục xuất bản và 01 tập Hội đồng khoa học nghiệm thu đạt loại khá.
Công trình hệ thống hóa những tri thức cơ bản nhất về những giá trị văn hóa, văn nghệ, địa lý, lịch sử, con người, kinh tế, kỹ thuật, phong tục, tập quán... của tỉnh Nghệ An trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Đường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện công trình khẳng định, việc triển khai công trình "Nghệ An toàn chí" là nhằm bảo tồn, lưu giữ gia tài di sản của cha ông để lại.
Đồng thời, đây là dịp quảng bá, giới thiệu rộng rãi với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về sự đặc sắc, phong phú, đa dạng của kho tàng văn hóa truyền thống, lịch sử và các giá trị nhân văn của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà các thế hệ nối tiếp nhau đã sáng tạo, lưu truyền, gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay.
Công trình "Nghệ An toàn chí" quy tụ những đặc trưng văn hóa của vùng đất và con người Nghệ An, góp phần làm phong phú thêm văn hóa dân tộc Việt
Nam.Thông qua thực hiện công trình "Nghệ An toàn chí," thêm một lần nữa cho thấyNghệ An là vùng đất cổ, gắn liền với Tổ quốc Việt Nam từ thuở các vua Hùng dựng nước,là đất biêntrấn, viễn trấn, là căn cứ địa của nhiều triều đại.
19
phong phú, phản ánh rõ sắc thái địa phương Nghệ An; đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Bộ sách " Lịch sử Nghệ An" do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân nhân, Ủy ban nhân dân Nghệ An phối hợp với Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật tổ chức biên soạn và xuất bản. Đây là bộ sách nghiên cứu công phu, phản ánh đầy đủ lịch sử Nghệ An từ nguyên thủy đến năm 2005 trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; giúp cho bạn đọc có cái nhìn toàn diện về lịch sử ra đời, đấu tranh, xây dựng và phát triển của mảnh đất này; về những đặc trưng của mảnh đất và con người xứ Nghệ. Có thể khái quát cuốn sách qua những nội dung cơ bản sau:
Nghệ An là một vùng đất cổ, gắn kết hữu cơ với tiến trình phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc. Các di tích khảo cổ học phát hiện được ở Thẩm Ồm (Quỳ Châu), đồi Dùng, đồi Dạng (Thanh Chương), Hang Chùa (Tân Kỳ),... đã minh chứng cho những đóng góp của cộng đồng cư dân nơi đây đối với sự hình thành nền văn hóa, văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Dấu tích kinh đô Vạn An (Nam Đàn), Phượng Hoàng - Trung Đô (Thành phố Vinh) còn lưu giữa đến ngày nay đã cho thấy vùng đất này từng trở thành trung tâm của quốc gia, nơi hội tụ tinh hoa và khí phách vươn lên của dân tộc.
Nghệ An được coi là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam với đủ các vùng miền, từ miền núi, trung du, đồng bằng, cho đến ven biển và thềm lục địa. Mảnh đất này là nơi chịu tác động của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt. Do vậy cộng đồng cư dân sinh sống trên mảnh đất này đã chung lưng đấu cật, hình thành nên truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, vật lộn để chinh phục, cải tạo tự nhiên, tổ chức xã hội để mưu cầu cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
20