Phân vùng địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các lập cơ sở địa lý phục vụ phát triển du lịch khu vực phía nam tỉnh nghệ an (Trang 37 - 38)

Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống, có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và có mối quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài (L.B.Thảo, 1998). Vùng có quy mô rất khác nhau, song dù quy mô vùng thế nào cũng đều có điểm chung là một lãnh thổ có ranh giới nhất định, trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên, môi trường và con người.

Phân vùng lãnh thổ là phân chia lãnh thổ thành những thể tổng hợp có ranh giới khép kín, có những đặc điểm riêng không giống các vùng khác và không lặp lại trong không gian (T.Q.Hải, 2011). Các vùng được phân ra phải là các tổng thể không gian xác định, vừa theo quy luật về tính hoàn chỉnh, vừa theo quy luật về tính không gian của toàn bộ cũng như từng vùng địa lý (V.T.Lập, 2004). P.H.Hải và nnk (1997) cho rằng: phân vùng vừa là sự phân chia các đơn vị lớn hơn ra các đơn vị nhỏ hơn, vừa là sự kết hợp của các đơn vị nhỏ thành các đơn vị lớn hơn. Trong quá trình phân vùng, dưới tác động của các nhân tố phân vị địa đới và phi địa đới đã hình thành cấu trúc vùng của lớp vỏ địa lý, mặt khác trong quá trình này đồng thời là sự kết hợp các cảnh quan trong các hệ thống lãnh thổ phức tạp hơn. Mỗi một vùng sẽ là một hệ thống tổng hợp phức tạp, là đơn vị cấu trúc của các vùng bậc cao hơn, đồng thời là tập hợp của các hệ thống phức tạp hơn.

Theo T.Q.Hải (2011), phân vùng được phân chia một cách tương đối theo mức độ tổng hợp của các đối tượng thành hai loại hình: phân vùng chuyên ngành và phân vùng tổng hợp. (1) Phân vùng chuyên ngành được tiến hành theo một dấu hiệu hoặc nhóm dấu hiệu riêng biệt. Loại này thường là phân vùng định lượng trùng với bản đồ các đường đẳng trị của các dấu hiệu phân loại và chỉ xét tổng thể các nhân tố của một thành phần cấu thành (như phân vùng thủy văn, khí hậu, địa lý thực vật, thổ nhưỡng, hay phân vùng kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp,…); (2) Trong

29

phân vùng tổng hợp ngay ở bậc thấp nhất, các thể tổng hợp hoàn chỉnh được chú ý xem xét ở tất cả các thành phần cấu thành (như phân vùng cảnh quan, phân vùng văn hóa…).

Đối với mục tiêu phát triển du lịch, việc phân vùng nhằm xác định tính thuần nhất về đặc điểm tự nhiên, văn hóa và tính tương đồng về tài nguyên du lịch theo từng vùng hoặc tiểu vùng cụ thể. Phân vùng địa lý tự nhiên sẽ góp phần khai thác được hiệu quả tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên của từng vùng (tiểu vùng), xây dựng được các loại hình du lịch phù hợp với tính chất và không gian theo từng lãnh thổ. Việc phân vùng sẽ là cơ sở khoa học cho những định hướng phát triển du lịch của từng lãnh thổ theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các lập cơ sở địa lý phục vụ phát triển du lịch khu vực phía nam tỉnh nghệ an (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)