Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục văn hóa nhà trường phù hợp vớ

Một phần của tài liệu SKKN 2019 - Dong - Khai thác và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông hiện nay (Trang 30 - 33)

hợp với mục đích giáo dục

Nội dung giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường là những nội quy, quy định, những chuẩn mực phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường và những giá trị tốt đẹp trong truyền thống dân tộc, vì thế cải tiến nội dung (trong đó có tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống) cần chú ý:

- Nâng cao tính thiết thực của nội dung. Hiệu quả tinh thần của giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường là đối tượng phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc “4 chữ H” (Học - Hỏi - Hiểu - Hành) với ý nghĩa: Học: để biết cách học như thế nào, học để biết cách hỏi; Hỏi: hỏi để hiểu; Hiểu: để biết cách làm (biết tập hợp, xử lý, khai thác thông tin), hiểu đúng để thực hành đúng; Hành: hành đúng mới mang lại hiệu quả. Nói cách khác, “Học - Hỏi - Hiểu - Hành” là nền tảng để con người thể hiện và thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Hình thành những phẩm chất tốt đẹp mang tính nhân văn mà con người có được đều được bắt nguồn từ nội dung tri thức, kỹ năng được truyền tải. Đây không chỉ là nét đẹp văn hóa, mà còn là mục tiêu, là nội dung hoạt động của giáo dục văn hóa nhà trường và giáo dục của nhà trường. Để học sinh hiểu, tin tưởng đòi hỏi trong quá trình giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà

trường là phải chuyển tải những kiến thức, những bài học kinh nghiệm thực tiễn đúng đắn đã có hiệu quả trong thực tế, phù hợp, thuyết phục theo nguyên tắc vừa sức, gây ấn tượng và tác động trực tiếp vào tình cảm của đối tượng.

- Nâng cao tính ứng dụng của nội dung. Nội dung giáo dục về giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh có nhiều nhưng lại chung chung, hình thức, hô hào không sát thực với đối tượng, vì vậy khó ứng dụng trong thực tế học tập, rèn luyện của học sinh, không mang lại thêm sự hiểu biết, thực hành để củng cố sự tin tưởng vào nội dung được cung cấp, để thay đổi thái độ, hành vi của đối tượng cho đúng chuẩn mực và phù hợp với mục tiêu giáo dục, đây là một sự lãng phí. Hiện nay, so sánh giữa mục tiêu đề ra với hiện thực giá trị truyền thống văn hóa nhà trường trong trường THPT đang có khoảng cách. Sự khác biệt ấy chứng tỏ tính ứng dụng của nội dung được giáo dục hiệu quả còn thấp, nội dung giáo dục chưa sát thực, chưa phù hợp. Tính ứng dụng của nội dung (tri thức) còn biểu hiện ở chỗ nó phải là cơ sở giúp học sinh lý giải, đánh giá và có thái độ đúng trước các hiện tượng, hành vi văn hóa hay vô văn hóa trong nhà trường hay trong xã hội qua đó rút kinh nghiệm cho cá nhân, tập thể. Do đó, nội dung giáo dục cần cụ thể hoá phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tránh chung chung, không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đối tượng, liên hệ thực tiễn đưa ra những tình huống, hệ quả để cùng trao đổi, bàn luận qua đó rút ra kết luận.

- Xây dựng mối quan hệ ứng xử, lối sống phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mới cho học sinh. Chủ động uốn nắn các ảnh hưởng tự phát trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập văn hóa hiện nay, nghĩa là uốn nắn giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh theo định hướng, chủ trương của Đảng, của xã hội vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phát triển bền vững, hội nhập tốt. Phải giáo dục cho học sinh luôn ý thức tự lực, tự cường, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động thực tiễn.

- Chống những hành vi sùng bái đồng tiền, làm giàu bất chính, chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ hẹp hòi, chỉ biết mình mà không biết người, không quan tâm đến cộng động, đến lợi ích xã hội. Phương pháp tác động tích cực nhất đến quá trình biến đổi thái độ, hành vi giá trị truyền thống văn hóa nhà trường ở học sinh đó là phương pháp "nêu gương" của thầy của bạn. Phương pháp "nêu gương" có thể được hiểu:

Một là, nêu những tấm gương về đạo đức lối sống trong sáng, cao thượng, tấm gương những nhà khoa học tài ba... để học sinh học tập và noi theo.

Hai là, tấm gương phản chiếu có tác dụng giáo dục sống động nhất đó chính là người thầy. Thầy, cô giáo trước hết phải là một chủ thể giáo dục mẫu mực về đạo đức và trí tuệ, mẫu mực về phong cách làm việc... Trong giảng dạy, học sinh học được thái độ nghiêm túc và cầu thị khoa học, học được tính dân chủ trong đối thoại, biết lắng nghe người khác và biết bảo vệ chính kiến của mình... Học sinh cảm thấy không bị gò ép, tự tin khi đối thoại với thầy.

Đa dạng hoá và sáng tạo hình thức giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường gây hứng thú đối với học sinh. Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh có rất nhiều hình thức, mỗi nhóm hình thức có ưu thế hạn chế khác nhau, sử dụng kết hợp các nhóm hình thức là tăng cường hiệu quả, phát huy ưu thế và khắc phục các hạn chế của chúng. Do vị trí, vai trò, tác dụng của các hình thức khác nhau, vì vậy trong kết hợp phải xác định rõ hình thức chính, phụ để đầu tư thích đáng về nội dung, phương tiện, thời gian và công sức. Yêu cầu của sự kết hợp là phải hài hoà, nhuần nhuyễn, phát huy được điểm mạnh của từng hình thức mà không triệt tiêu, hạn chế hiệu quả lẫn nhau, đặc biệt phải bảo đảm sự thống nhất về mặt nội dung giáo dục.

Sử dụng kết hợp các hình thức giáo dục mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng sự kết hợp đó phải tuân thủ các quy luật nhận thức, kích thích sự hứng thú từ đối tượng tiếp nhận nội dung tích cực, hiệu quả, củng cố sự tin tưởng vững chắc vào nội dung được cung cấp. Cần tránh xu hướng sử dụng nhiều hình thức cốt để lấy thành tích mà không lấy hiệu quả giáo dục làm tiêu chuẩn.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động giảng dạy, học tập, rèn luyện và vui chơi của giáo viên, học sinh trong nhà trường đồng thời ứng dụng các phương pháp giáo dục hiện đại vào văn hóa nhà trường cho học sinh. Để học sinh ghi nhớ được nội dung, nội dung đó phải được thường xuyên xuất hiện, lặp đi, lặp lại nhiều lần và được vận dụng vào thực tiễn đời sống của học sinh. Vì vậy khi giáo dục các nội dung về giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cần tích cực áp dụng các phương pháp như: nêu vấn đề, tham dự, tranh luận, đối thoại, đóng vai, giải quyết tình huống giá trị truyền thống văn hóa nhà trường giả định để học sinh tự rút kinh nghiệm và thực hiện nó theo một cách tự giác. Đánh giá hiệu quả của nội dung giáo dục thông qua thái độ và hành vi của học sinh khi tham gia các hoạt động thực tế của họ.

Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi nhiều tâm huyết, trí tuệ, thời gian và công sức.

Tuy nhiên, nếu chủ thể luôn bám sát mục tiêu giáo dục ở bậc THPT, đến phát triển nhân cách, kỹ năng của nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, sẽ luôn trăn trở tìm tòi, phát kiến nhiều cách thức mới, cách làm hay giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức không chỉ bằng yêu cầu của lý trí mà bằng cả trái tim nhiệt huyết của họ.

Một phần của tài liệu SKKN 2019 - Dong - Khai thác và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông hiện nay (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w