Nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên; tăng cường giáo dục chính trị, tư

Một phần của tài liệu SKKN 2019 - Dong - Khai thác và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông hiện nay (Trang 27 - 30)

trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống cho học sinh

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là hoạt động có ý thức của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm củng cố, phát triển, truyền bá học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó hình thành nên thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận tiên tiến và khoa học, góp phần xây dựng con người mới, quan hệ xã hội mới và nền văn hoá mới.

Việc rèn luyện tư tưởng đạo đức bị tách khỏi hệ thống giáo dục toàn diện trong nhà trường, học sinh coi trọng việc học tập chuyên môn hơn việc tu dưỡng đạo đức làm cho quan hệ giữa “đức” và “tài”, “hồng” và “chuyên” có nhiều dấu hiệu lệch lạc, thậm chí thái quá, không đúng theo tư tưởng, đường lối mà Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục đề ra. Trong khi cơ chế thị trường làm cho các quan hệ của con người có nguy cơ bị đồng tiền làm tha hoá, thì việc xây dựng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa

xã hội, yêu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là việc cấp bách và thiết thực. Soi sáng và định hướng các giá trị nhân cách, phẩm chất đạo đức cũng như ngăn ngừa mọi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội yeu cầu do tác động mặt trái của cơ chế thị trường gây ra là việc làm cần thiết. Để từng bước khắc phục hiện tượng này, cần thiết phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa. Trong đó coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa cho mọi thành viên trong nhà trường. Coi đó là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc định hướng giá trị văn hoá đạo đức cho học sinh.

Chủ thể giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cần phải:

+ Xác định rõ trách nhiệm, vai trò và sự đồng thuận trong nhận thức của mọi thành viên trong trường (cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên…) và các tổ chức, đoàn thể đối với việc định hướng giáo dục đạo đức cho học sinh. Có biện pháp lôi cuốn, tạo ra sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên, các tổ chức cùng tham gia công tác này;

+ Nội dung giáo dục về văn hóa nhà trường được quán triệt thể hiện trong kết cấu chương trình đào tạo, trong từng môn học. Ở mỗi môn học, đặc biệt là những môn khoa học xã hội, trong quá trình giảng dạy, học tập giáo viên phải làm rõ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, làm rõ bản chất đạo đức cách mạng, lý tưởng cao đẹp và nhân văn trong đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giúp cho học sinh tìm thấy trong mỗi môn học, nội dung làm phát triển nhân cách cá nhân, là phương tiện để tiếp cận chân lý, là công cụ để chủ động tạo ra những giá trị đạo đức, thái độ, hành vi ứng xử văn hóa, có ích cho bản thân và cho xã hội. Bên cạnh đó các trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cho học sinh;

+ Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy những môn khoa học xã hội … Quán triệt, tuyên truyền và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời tự giác thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường, của Bộ Giáo dục - Đào tạo;

+ Tiếp tục tuyên truyền quán triệt sâu rộng trong cán bộ quản lý, công nhân viên, giáo viên và học sinh của nhà trường nội dung các nghị quyết của Đảng về đường lối phát triển đất nước nói chung, chiến lược phát triển giáo dục, Luật Giáo dục. Đẩy mạnh các phong trào thi đua học tốt, dạy tốt, phục vụ tốt, thi cử nghiêm túc, vì ngày mai lập nghiệp, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Lãnh đạo nhà trường phải thực sự là những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói chung, với mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường nói riêng. Đó phải là những người gần gũi, chia sẻ với cán bộ, giáo viên và học sinh trong cuộc sống cũng như trong các họat động khác của nhà trường;

+ Phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có lương tâm, trách nhiệm, lao động hết mình để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Muốn làm được điều này thì thầy, cô giáo phải là những người có bề dày kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giảng dạy, gương mẫu trong thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường và được học sinh kính phục.

Học sinh cần chủ động trong quá trình tự giáo dục:

+ Không ngừng nâng cao nhận thức về chính trị xã hội, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của học sinh với nhà trường, Tổ quốc, gia đình và với chính bản thân;

+ Nhận thức được kiến thức văn hoá, xã hội, các kỹ năng sống đang được giáo dục và đào tạo ở trường là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cho sự phát triển của cá nhân trong tương lai;

+ Nhận thức được các phẩm chất nhân cách: tự chủ, sáng tạo, kỷ luật, giàu lòng nhân ái, dấn thân, yêu nước, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng phát triển, ổn định và hội nhập tốt, có nếp sống lành mạnh, chuẩn mực, phù hợp…là những giá trị cao quý của con người mà xã hội đang đòi hỏi;

+ Nhận thức được rằng nếu lĩnh hội được, rèn luyện được, những giá trị phẩm chất nêu trên là đã tự rèn luyện năng lực phẩm chất cho mình, đóng góp tài năng sức lực vào xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.

Nhân cách của học sinh được hình thành từ sự thống nhất biện chứng giữa những tác động bên ngoài và sự hoạt động mỗi học sinh. Nói cách khác, những nội dung giáo dục của nhà trường chỉ trở thành hiện thực khi học sinh tự giác tham gia thực hiện. Để nâng cao tính tự giác rèn luyện, thực hiện giá trị truyền thống văn hóa nhà trường của học sinh, cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu như:

+ Làm cho mỗi học sinh nhận thức và nắm chắc nội dung của giá trị truyền thống văn hóa nhà trường và xem đó là điều kiện không thể thiếu khi đã là học sinh của nhà trường. Có thể tổ chức các buổi hội thảo cho học sinh về giá trị truyền thống văn hóa nhà trường để nâng cao nhận thức của mỗi học sinh;

+ Cần có biện pháp mạnh, có quy định thưởng, phạt rõ ràng, nghiêm minh cho những hành vi tích cực trong nhà trường;

+ Cần phát động phong trào thi đua giữa các lớp, các chi đoàn trong việc thực hiện văn hóa nhà trường. Tổ chức các họat động có nội dung giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh như thi thời trang học sinh, thi kể chuyện, thi ứng xử. Giáo dục văn hoá nhà trường cho học sinh phải được xem là một trong

những tiêu chí để đánh giá học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện. Hoạt động này cần được phân tích công khai, dân chủ trong sinh hoạt lớp.

Một phần của tài liệu SKKN 2019 - Dong - Khai thác và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w